11/12/2018 8:41:51 AM
view font
Đọc bài viết:
Về niên đại và cách dùng từ "Việt cố" trên bia mộ
(Khảo sát, đối chiếu qua nguồn tư liệu thực tế hiện tồn) của Võ Vinh Quang – Đỗ Minh Điền

VỀ NIÊN ĐẠI VÀ CÁCH DÙNG TỪ “VIỆT CỐ” TRÊN BIA MỘ

(Khảo sát, đối chiếu qua nguồn tư liệu thực tế hiện tồn)

Võ Vinh Quang – Đỗ Minh Điền

 

Đại diện nhóm tác giả trình bày nghiên cứu của hai tác giả tại "Hội nghị thông báo Khảo cổ học toàn quốc năm 2018"

Nghiên cứu về di sản tư liệu trên bia mộ thời Nguyễn, nhất là các loại hình văn khắc Hán Nôm, chúng ta thường xuyên bắt gặp những di văn, di vật (bia đá, chuông đồng, bài vị, biển gỗ, đối liễn…) xuất hiện từ “Việt cố” 越故 làm văn tự khởi đầu.

Bàn về “Việt cố” 越故, trước nay đã có nhiều bài viết và công trình sách nhận định, đưa ra các tiêu chí phân loại, tính khu biệt… trong đó tiêu biểu là bài “Tiếp cận hai chữ “Việt cố” trên bia mộ thời chúa Nguyễn (Dẫn liệu từ vùng Trị-Thiên)” của tác giả Lê Đình Hùng[1] đăng tải trong Kỷ yếu Hội nghị Thông báo Hán Nôm học 2007, sau đó đưa vào công trình Mỹ thuật thời chúa Nguyễn dẫn liệu từ di sản lăng mộ [2] do Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế chủ trì. Bằng việc kế thừa và xử lý, phân tích những thông tin về Việt cố của các công trình, bài viết trước đây như bài “Tombeaux annamites dans les environs de Huế” (Lăng mộ của người An Nam trong phụ cận Huế) của L. Cadière ở tạp chí B.A.V.H 1928[3] cùng quá trình khảo sát thực địa nhiều năm, tác giả đã đi đến khẳng định tính đặt trưng khu biệt của loại hình bia mộ khởi đầu bằng “Việt - cố” 越-故 là loại hình bia mộ thời Chúa Nguyễn (hay thời tiền Nguyễn). Tác giả viết: “Từ niên điểm 1804 trở về sau, theo chúng tôi, hai chữ “Việt - Cố” trên bia mộ không còn xuất hiện phổ biến, mà được thay thế bằng hai chữ khác là “Hoàng Việt”. Nhưng hai chữ “Hoàng Việt” không phải được dùng cho tất cả các bia mộ mà chỉ tập trung vào các đối tượng là quan chức và và các vị phu nhân, dưới triều Gia Long. Sau khi Minh Mạng kế vị quốc hiệu nước ta lại được thay đổi, tương ứng điều này bia mộ lại xuất hiện hai chữ “Đại Nam”. Từ đó về sau còn xuất hiện thêm các chữ như: "Hoàng Triều", "Đại Nam Hoàng Triều"... trên bia mộ của quan chức dưới triều Nguyễn. Đặt các chữ đó trong mối liên hệ với hai chữ “Việt - cố” chúng ta sẽ thấy được một sự tiếp biến về cách thức thể hiện trên bia mộ. Nhưng, trên phương diện hình thức và ngữ nghĩa, rõ ràng đã có một sự thay đổi rõ nét, cho tương ứng và phù hợp với bối cảnh lịch sử xã hội đương thời. Cùng với sự thay đổi quốc hiệu, chữ “cố” trên bia mộ được dùng phổ biến dưới thời chúa Nguyễn, ít xuất hiện trở lại trên các bia mộ sau này. Thay thế cho chữ “cố” là chữ “hiển” (). Chữ “hiển” xuất hiện ngày càng nhiều và trở thành mẫu thức chung cho hầu hết các bia mộ đời sau, kể cả bia mộ được viết bằng ký tự latinh”[4].

Nhận thức này được xem là “kim chỉ nam” cho tính khu biệt loại hình văn khắc có hai chữ “Việt cố”, tức: căn cứ vào hai chữ “Việt cố”, điểm đặc trưng nhất của bia mộ được tạo lập dưới thời các chúa Nguyễn (1558 - 1802) sẽ cho chúng ta một giới hạn ban đầu về thời kỳ tạo lập.”[5]

          Đây là quan niệm có ảnh hưởng rất lớn đối với việc xác định niên đại của các loại văn khắc (nhất là trong bia mộ) có hiện diện “Việt cố”. Cho đến nay, giới nghiên cứu đa phần đồng thuận với nhận thức rằng bia mộ có “Việt cố” là loại hình bia mộ thời Chúa Nguyễn, hoặc muộn lắm là trước khi vua Gia Long đổi đặt Quốc hiệu Việt Nam (1804). Về vấn đề này, chúng tôi xin được trao đổi, luận bàn thêm:

 

Vui lòng xem bài đầy đủ tại đây: