TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRUNG TÂM BẢO TỒN DI TÍCH
CỐ ĐÔ HUẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 251/KH-BTDT
Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 02 năm 2024
KẾ HOẠCH
Thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2024
Thực hiện Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2023; Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2023 của đơn vị, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Kết luận số 13-KL/TW, Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chiến lược, Chương trình của Chính phủ chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, góp phần “Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
2. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong phòng, chống tội phạm; kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ với những hành vi phạm tội. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi tham nhũng, tiêu cực và bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.
3. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng, chống tội phạm; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của đơn vị; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm.
4. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, không để các loại tội phạm hoạt động trên địa bàn di tích. Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động trong Trung tâm cũng như du khách nâng cao cảnh giác, tố giác tội phạm, xác định phòng ngừa là chính.
5. Tăng cường phối hợp với các cơ quan công an, quân đội, địa phương để tuần tra, kiểm soát địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý các loại tội phạm.
6. Tăng cường khai thác, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, chuyển đổi trạng thái các mặt công tác từ “truyền thống” sang “hiện đại” vào công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm.
II. TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ
1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống tội phạm
a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm. Xác định công tác phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài, phải thực hiện mọi nơi, mọi lúc, mọi địa bàn, lĩnh vực, có trọng tâm, trọng điểm cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
b) Phát huy vai trò lãnh đạo của cấp ủy, trách nhiệm nêu gương của mỗi cán bộ, đảng viên; sự chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu; trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự. Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu ở những nơi để tội phạm gia tăng, phức tạp, lộng hành, kéo dài nhưng không có biện pháp giải quyết kịp thời, triệt để, gây bức xúc trong Nhân dân.
2. Đẩy mạnh công tác phòng ngừa tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ, lấy cơ sở là địa bàn trọng tâm tập trung các biện pháp phòng, chống tội phạm
- Rà soát tổng thể các yếu tố là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm thuộc chức năng, nhiệm vụ của cơ quan. Triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách, giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của viên chức và ngườ lao động; rà soát, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực quản lý nhà nước, không để tội phạm lợi dụng các chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội… để trục lợi, vi phạm pháp luật.
- Đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống tội phạm. Thực hiện hiệu quả các hình thức tuyên truyền phòng, chống tội phạm, nâng cao nhận thức pháp luật cho viên chức và người lao động. Chú trọng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ số, các trang mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở. Phản ánh khách quan, toàn diện công tác phòng, chống tội phạm, đấu tranh mạnh mẽ, phản bác những quan điểm, tư tưởng sai trái, luận điệu xuyên tạc, thông tin không đúng sự thật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác phòng, chống tội phạm.
- Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, gắn với các phong trào, cuộc vận động khác như: phong trào thi đua yêu nước; phong trào xây dựng đô thị văn minh, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Có biện pháp bảo vệ người tố cáo, kịp thời động viên, khen thưởng người có thành tích trong công tác phòng, chống tội phạm.
III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Các phòng ban đơn vị: Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị, xây dựng phương án triển khai thực hiện. Thường xuyên kiểm tra hệ thống khóa cửa trước khi ra về, không để xảy ra mất mát tài sản, trang thiết bị của đơn vị mình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc trung tâm về việc đảm bảo an toàn tài sản của đơn vị mình quản lý.
2. Phòng Quản lý Bảo vệ:
- Tích cực phối hợp với các cơ quan công an, quân đội đảm bảo an toàn cho du khách đến tham quan các điểm di tích, nhắc nhở du khách chú ý không để tội phạm lợi dụng sơ hở để móc túi, cướp giật.
- Tăng cường phối hợp tuần tra canh gác, nhất là vào ban đêm nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn, chống mất cắp tài sản, hiện vật tại các điểm di tích do đơn vị mình quản lý. Kiểm tra để gia cố, gia cường hệ thống cửa, khóa tại các điểm di tích, chú ý việc bảo vệ các hiện vật trưng bày ngoài trời.
- Đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc, bộ đàm hoạt động 24/24 giờ, kịp thời thông báo cho các đơn vị, lực lượng chức năng cùng phối hợp xử lý khi có sự việc xảy ra.
- Kiểm tra chặt chẽ nhân viên, người ra vào các điểm di tích.
- Nhắc nhở, yêu cầu các đơn vị thi công, hoạt động dịch vụ và các đơn vị khác đang hoạt động trên địa bàn di tích tự chịu trách nhiệm về tài sản trong khu vực di tích, thường xuyên kiểm tra, quản lý bảo vệ tài sản của đơn vị mình.
3. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế: Phối hợp với lực lượng công an tăng cường tuần tra canh gác, nhất là vào ban đêm nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn, chống mất cắp tài sản, hiện vật tại các kho cất giữ hiện vật và nhà trưng bày.
4. Các đơn vị thi công: Cử người trực bảo vệ tài sản của đơn vị mình tại các công trường đang thi công.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Lãnh đạo Trung tâm chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch tại các phòng ban, đơn vị.
2. Trưởng các phòng ban, đơn vị có trách nhiệm quán triệt nội dung Kế hoạch này đến toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động được biết để tích cực thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện (06 tháng đầu năm 2024 gửi trước ngày 10/6/2024; báo cáo năm gửi trước ngày 10/12/2024) về Văn phòng Trung tâm.
3. Văn phòng có trách nhiệm làm đầu mối báo cáo kết quả thực hiện (06 tháng đầu năm 2024 gửi trước ngày 14/6/2024; báo cáo năm gửi trước ngày 14/12/2024) gửi về Công an tỉnh; tham mưu báo cáo các cấp khi có yêu cầu.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm năm 2024. Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế yêu cầu các phòng ban, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Công an tỉnh TT-Huế (để báo cáo);
- GĐ & các PGĐ Trung tâm;
- Các phòng ban, đơn vị;
- Các đơn vị thi công;
- Lưu VT.
GIÁM ĐỐC
đã ký
Hoàng Việt Trung