12/11/2024 9:36:09 AM
view font
Đọc bài viết:
디엔타이화(Điện Thái Hòa, 太和殿, 태화전)

디엔타이화(Điện Thái Hòa, 太和殿, 태화전)는 황성 내에서 가장 중요한 건물로 왕좌가 놓여 있는 곳이자 왕조의 권력을 상징하는 장소이며, 조정과 왕실의 가장 중요한 의례들이 거행되는 곳입니다. 디엔타이화(Điện Thái Hòa)는 1805년 2월에 착공하여 같은 해 10월에 완공되었습니다. 이곳은 중첩 지붕(重檐疊屋, 지붕이 층층이 쌓여 있고 건물이 서로 연결되는 구조)으로 지어졌습니다. 앞 건물과 뒤 건물은 세 번째 기둥으로 연결되어 있으며 천장은 게의 등껍질 모양처럼 곡선 형태를 이루고 있습니다. 정전은 정면 5칸, 측면 2칸의 구조의 2층 건물이며 앞쪽 건물은 정면 7칸 측면 2칸의 단층 건물입니다. 이 건물들은 지면으로부터 0.9m 높이의 기단 위에 세워져 있습니다.

디엔타이화(Điện Thái Hòa)의 지붕은 황금기와(황색 유리 기와)로 덮여 있으며, 하나로 연결된 지붕이 아니라 3단으로 겹쳐진 ‘중첩 지붕’ 구조로 되어 있습니다. 이렇게 설계한 이유는 건물이 지나치게 거대해지는 것을 방지하고 시각적으로 건물의 높이를 강조하려고 했기 때문입니다.

층과 층 사이에는 직사각형의 장식품이 띠처럼 둘려 있습니다. 각 장식은 “일시일화(一詩一畫)” 방식으로 만들어져 하나는 시(詩), 하나는 그림(畵)으로 꾸며져 있습니다.

디엔타이화(Điện Thái Hòa)의 내부는 80개의 금으로 칠한 단단한 나무 기둥이 설치되어 있습니다. 이 기둥들은 용이 구름과 파도를 휘감은 모습(龍雲水波, 용운수파)을 묘사한 그림으로 장식되어 있으며, 이는 황제와 신하들이 만나는 전각의 기능을 상징합니다.

모든 나무 기둥은 연꽃 모양으로 조각된 석재 기단 위에 놓여있어 전각 바닥에서 올라오는 습기를 방지합니다. 이곳의 서까래, 들보, 횡목, 천장 등은 전부 서로 단단한 구조로 연결되어 전각의 안정성을 더해 주고 있습니다.

전각 중앙의 정면 위에는 “太和殿(Thái Hòa Điện, 태화전)”이라는 세 글자가 새겨진 금박을 입힌 붉은 현판이 걸려 있습니다. 연구자들에 따르면 여기서 “太和(태화)”라는 글자는 철학적인 의미를 담고 있습니다. ‘태(太)’는 크고 넓음을 뜻하며, ‘화(和)’는 조화와 화합을 의미합니다. (즉, 음과 양, 강함과 부드러움, 사람과 사람, 사람과 천지 간의 조화가 이루어질 때 비로소 만물에 이롭다는 뜻입니다. 모든 관계에서 광범위한 조화를 이루었을 때 강력한 발전의 조건이 조성될 수 있다는 의미입니다.) 따라서 이 전각의 이름은 평화롭고 조화로운 나라, 번영하는 왕조를 기원한 응우옌(Nguyễn) 왕조의 이상과 목표를 상징적으로 담고 있다고 할 수 있습니다.

디엔타이화(Điện Thái Hòa) 내부와 외부에는 한시(漢詩)로 꾸며진 295개의 나무 조각과 법랑 장식이 있습니다. 시문들은 “일시일화(一詩一畫)” 방식으로 만들어져 있으며 건물 내부와 외부의 연판, 도판, 처마 띠 등 여러 곳에 장식되어 있습니다. 디엔타이화(Điện Thái Hòa)의 한시(漢詩)들은 다양한 주제를 다루고 있는데 주로 왕조를 찬양하고, 태평성대와 독립된 국가, 통일된 영토, 고도 후에의 아름다움, 꽃과 나무의 아름다움, 사계절의 아름다움 등에 대한 내용을 다루고 있습니다.

디엔타이화(Điện Thái Hòa)를 비롯한 후에 궁전 건축물들의 한시(漢詩) 장식은 매우 독창적인 양식을 보여줍니다. 2016년 5월 19일, 후에 궁궐 건축물에 장식된 이 시문들은 유네스코 아시아-태평양 지역 세계기록유산으로 등재되었습니다.

가장 대표적인 시는 디엔타이화(Điện Thái Hòa)에 있는 “太和殿(태화전)” 현판 아래에 새겨진 오언절구인데 이는 문화와 문명에 대한 응우옌 왕조의 선언문으로 여겨집니다.

文獻千年國
車書萬里圖
鴻龐開籍後
南復一唐虞

 

文獻千年國(문헌천년국)
車書萬里圖(차서만리도)
鴻龐開籍後(홍방개적후)
南復一唐虞(남복일당우)

이 시는 다음과 같이 해석할 수 있습니다.

 

“천 년의 문화와 역사를 가진 나라,

만 리에 걸친 통일된 넓은 영토,

홍방이 개국한 이래로

남국은 이제 당나라와 우나라처럼 번영을 이루는 나라가 되었다.”

디엔타이화(Điện Thái Hòa)는 응우옌(Nguyễn) 왕조의 여러 왕에 의해 여러 차례 보수와 수리를 거쳤습니다. 특히, 1899년 타인타이(Thành Thái) 황제는 기존의 밧짱(Bát Tràng) 타일들을 꽃무늬 타일 바닥으로 바꾸었습니다. 1923년 카이딘(Khải Định) 황제 시기에는 개혁을 추진하던 카이딘(Khải Định) 황제의 취향을 반영하여 일부 시설을 현대화하였습니다. 디엔타이화(Điện Thái Hòa)의 전면과 후면에 두 개의 유리문을 설치하였고 궁전의 좌우 벽에는 원형의 창을 내고 창 중앙에 수(壽)라는 글자를 새겼습니다.

디엔타이화(Điện Thái Hòa)는 군주제 국가의 권위를 상징하는 대표적인 건축물입니다. 이 전각은 현재 후에에 남아 있는 궁중 건축물 중 가장 웅장하고 위엄이 있는 건물입니다.

왕좌: 황제의 왕좌는 왕조의 권력을 보여주는 상징물입니다. 베트남 역사상 응우옌(Nguyễn) 왕조는 베트남의 마지막 왕조였으며, 오늘날까지 왕좌를 온전한 형태로 남긴 유일한 왕조입니다.

왕좌는 디엔타이화(Điện Thái Hòa) 중앙에 있고 3단의 높은 받침대 위에 놓여 있습니다. 왕좌의 크기는 높이 101cm, 너비 72cm, 길이 87cm입니다. 왕좌를 받치는 받침대의 크기는 높이 20cm, 너비 90cm, 길이 118cm입니다. 왕좌는 귀한 목재로 만들어졌고, 붉은색으로 칠하고 금박이 입혀졌으며 용 문양이 새겨져 있습니다. 용은 왕의 권력을 상징할 뿐만 아니라 복, 장수, 행운을 기원하는 의미를 담고 있습니다. 이 왕좌는 베트남에서 유일하게 남아 있는 것으로 역사적∙문화적∙예술적으로 매우 중요한 가치를 가진 보물입니다. 이러한 이유로 이 왕좌는 2015년에 베트남 국가 보물 목록에 등재되었습니다.

- 왕의 차양(일산): 왕좌 위에 드리워져 있는 차양(일산)은 왕이 앉아 있는 공간에 위엄과 장엄함을 강조해 주는 역할을 합니다. 자롱(Gia Long) 황제 시기에는 비단으로 만들어졌으나 1923년에 카이딘(Khải Định) 황제는 자신의 “사순대경(四旬大慶, 40세 생일 연회)”을 준비하면서 금박을 입힌 차양을 제작하도록 하였습니다. 차양의 각 면에는 두 마리의 용이 서로 마주 보며 입에 ‘수(壽)’ 자를 물고 있는 모습이 새겨져 있고, 네 모서리에는 용머리가 높이 솟아 있습니다. 차양의 가장자리와 모서리에는 부드럽고 우아한 술 장식이 달려 있습니다. 이 차양을 제작한 사람은 응우옌반카(Nguyễn Văn Khả) 라는 장인이었습니다. 그의 재능에 감탄한 카이딘 왕은 응우옌반카에게 ‘한럼끼엠타오(Hàn lâm kiểm thảo, 翰林檢討, 한림검도)’라는 관직을 하사했으며, 흔히 ‘끼엠카(Kiểm Khả)’라고 불리게 되었습니다.

Điện Thái Hòa là ngôi điện quan trọng nhất trong Hoàng Thành, là nơi đặt ngai vàng, một biểu tượng quyền lực của triều đại và là nơi cử hành các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình và hoàng gia. Điện Thái Hòa được khởi công xây dựng vào tháng 02 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Điện Thái Hòa được làm theo lối nhà kép “trùng thiềm điệp ốc” (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhau). Nhà trước và nhà sau nối với nhau bằng một hệ thống vì kèo thứ ba đỡ hệ thống trần được uốn cong lên như hình mai cua, tên gọi chung là trần thừa lưu (trần vỏ cua). Chính điện 5 gian 2 chái kép, tiền điện 7 gian 2 chái đơn, được xây trên nền cao 0,9m so với mặt đất.

Mái điện lợp ngói Hoàng lưu ly, nhưng không phải là một dải liên kết mà được chia làm 3 tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái “chồng diêm”, mục đích là để tránh đi sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn, đồng thời để tôn cao ngôi điện bằng cách tạo ra hiệu ứng thị giác chiều cao cho tòa nhà. Giữa 2 tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt của tòa nhà, dải cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí theo lối “nhất thi nhất họa” (một ô thơ, một bức họa).

 

Nội thất điện rộng lớn với hệ thống 80 cột trụ gỗ lim sơn son thếp vàng trang trí rồng vờn mây (long vân thủy ba), một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Tất cả các cột gỗ lim được đặt trên đế trụ bằng đá khắc đẽo hình hoa sen, có chức năng chống ẩm từ nền điện. Hệ thống vì kèo, rường, cột, xuyên, trến ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng, tạo sự vững chắc cho ngôi điện.

 

Bức hoành phi sơn son thếp vàng khắc 3 chữ “Thái Hòa Điện” được treo phía trên gian chính giữa điện. Theo các nhà nghiên cứu, chữ “Thái Hòa” ở đây mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. “Thái” là lớn lao, to rộng; “Hòa” là hài hòa, hòa hợp (cuộc sống hòa hợp giữa âm và dương, giữa cương và nhu, giữa người và người, giữa người và trời đất thì mới hữu ích cho vạn vật. Khi cuộc sống đạt được sự hài hòa rộng lớn trong mọi mối quan hệ thì sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ). Có thể xem tên gọi của ngôi điện là mục tiêu, lý tưởng của triều Nguyễn về một đất nước thái bình và vương triều phát triển thịnh vượng.

 

 

Hệ thống thơ văn chữ Hán ở kiến trúc điện Thái Hòa được trang trí với 295 ô hộc chạm gỗ và bằng pháp lam ở bên trong và bên ngoài. Đi liền với những ô thơ là những họa tiết tạo nên kiểu thức “nhất thi nhất họa” được trang trí trên các liên ba, đố bản, cổ diềm ở cả nội thất và ngoại thất của công trình. Thơ văn chữ Hán ở điện Thái Hòa thể hiện nhiều chủ đề nội dung khác nhau, nhưng chủ yếu là: ca ngợi vương triều, ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, đất nước độc lập, bờ cõi thống nhất, ca ngợi vẻ đẹp vùng đất Đế đô, vẻ đẹp của hoa cỏ cây cối, các mùa trong năm… Hệ thống thơ văn ở điện Thái Hoà cũng như các cung điện khác của di tích cung đình Huế là một kiểu thức trang trí độc đáo. Vào ngày 19/05/2016, hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế đã được UNESCO vinh danh là “Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”.

 

Tiêu biểu nhất là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt được chạm khắc ngay dưới bức hoành phi “Thái Hòa Điện”, được xem là tuyên ngôn của triều Nguyễn về văn hóa:  

“Văn hiến thiên niên quốc

 Xa thư vạn lý đồ

Hồng Bàng khai tịch hậu

Nam phục nhất Đường Ngu”.

Nghĩa là: Đất nước có ngàn năm văn hiến / Cơ đồ nay đã thống nhất vạn dặm / Từ thuở Hồng Bàng khai mở đến nay / Nước Nam đã sánh như các quốc gia thịnh trị tựa thời Đường, Ngu.   

 

Điện Thái Hòa đã được trùng tu, sửa sang nhiều lần dưới thời các vua triều Nguyễn. Đặc biệt dưới thời vua Thành Thái (1899), nền điện được lát bằng gạch hoa thay thế gạch Bát Tràng tráng men trước đó. Thời vua Khải Định (1923) điện Thái Hòa được cải tạo và “hiện đại hóa” một số chi tiết phù hợp với sở thích của vị vua yêu thích cách tân, như lắp ráp hai hệ thống cửa kính ở mặt trước và mặt sau của ngôi điện, trổ cửa sổ hình tròn lớn, giữa gắn chữ thọ ở hai mảng tường gạch chịu lực ở mặt tiền hai chái của cung điện.

Điện Thái Hòa và không gian tồn tại của nó là biểu tượng cao nhất về uy quyền của nhà nước quân chủ. Đây là ngôi điện uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế.

- Ngai vàng: Ngai vàng của hoàng đế là biểu tượng quyền lực của triều đại. Trong số các triều đại quân chủ đã từng tồn tại trong lịch sử Việt Nam, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng, cũng là triều đại duy nhất để lại ngai vua còn nguyên vẹn cho đến nay.

Ngai vàng được đặt giữa điện Thái Hòa trên bệ cao 3 tầng. Ngai vàng cao 101cm, rộng 72cm và dài 87cm. Phần đế cao 20cm, rộng 90cm và dài 118cm. Ngai được làm bằng gỗ quý, sơn son, thếp vàng, khắc chạm hình ảnh rồng. Rồng mang biểu tượng của quyền lực và mang ý nghĩa cầu phúc, cầu thọ, cầu may mắn… Đây là chiếc ngai vàng duy nhất còn lại ở Việt Nam, là bảo vật độc bản có tầm quan trọng to lớn, mang nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đặc sắc. Đó là những lý do chiếc ngai vàng này được xếp vào danh mục bảo vật quốc gia Việt Nam vào năm 2015.

 - Bửu tán: Là cái tàng lọng quý báu, che trên ngai vua, tạo nên sự uy nghi và trang trọng của không gian vua ngự. Dưới thời vua Gia Long bửu tán được làm bằng vải gấm. Năm 1923 để chuẩn bị cho lễ “Tứ tuần đại khánh” của mình, vua Khải Định đã cho làm bửu tán bằng gỗ thếp vàng. Mỗi mặt của bửu tán chạm lộng hình hai con rồng chầu mặt vào nhau miệng ngậm chữ “Thọ”, bốn góc chạm hình đầu rồng nhô cao, xung quanh và các góc tạo hình các tua rủ uyển chuyển mềm mại. Người chế tác bức bửu tán này là nghệ nhân Nguyễn Văn Khả. Cảm phục tài năng của người nghệ nhân, vua Khải Định ban cho Nguyễn Văn Khả hàm “Hàn lâm kiểm thảo”, thường gọi là Kiểm Khả.