뜨꿍 황태후의 가마(KIỆU CỦA HOÀNG THÁI HẬU TỪ CUNG)
응우옌(Nguyễn) 왕조의 규정에 따르면, 가마는 황제, 황태후, 황태자와 같이 황족 내 최고 지위를 가진 인물들만 사용할 수 있는 교통수단이었습니다. 황제의 가마는 "롱리엔(Long liễn, 龍輦, 용련)" 또는 "응우리엔(Ngự liễn, 御輦, 어련)"이라 불리며, 보통 금박으로 장식된 의자와 지붕으로 이루어진 구조로, 16명이 들고 이동하였습니다(양쪽에 각 8명씩 배치). 황태후의 가마는 "풍리엔(Phụng liễn, 鳳輦, 봉련)"이라 불리며, 롱리엔(Long liễn)과 유사한 구조이지만, 가마 본체가 밀폐된 형태로 만들어져 내부의 주인을 보호하고 비밀스럽게 이동할 수 있도록 설계되었습니다. 이 역시 16명이 들고 이동하였습니다.
이 가마는 바오다이(Bảo Đại) 황제의 어머니이자 응우옌 왕조와 베트남 봉건제도의 마지막 황태후였던 뜨꿍황태후(Hoàng Thái hậu Từ Cung, 慈宮皇太后, 자궁황태후)의 가마입니다. 그녀의 본명은 황티꾹 (Hoàng Thị Cúc, 黃氏菊, 황씨국, 1890-1980)이며, 80세의 나이로 생을 마감했습니다.
뜨꿍(Từ Cung) 황태후의 가마는 한 세기를 넘는 세월을 거쳤음에도 비교적 양호한 상태로 보존되어 있습니다. 가마의 앞쪽 손잡이에는 봉황 머리가, 뒤쪽 손잡이에는 봉황 꼬리가 정교하게 새겨져 있습니다. 봉황은 황실 여성의 상징입니다. 가마 본체는 네 면이 붉은 칠과 금박으로 장식되어 있으며, 정교한 조각 등의 장식은 후에 궁중의 특징이 돋보입니다. 가마의 윗부분 네 면에는 노란색 천으로 된 커튼이 드리워져 있어 내부의 은밀함을 유지할 수 있도록 설계되었습니다.
이 가마는 매우 귀중한 유물로, 베트남의 풍부하고 다채로운 문화적 유산과 전통을 담고 있습니다. 또한 이 유물을 통해 베트남 봉건 왕조의 역사와 당대의 교통수단에 대해 더욱 깊이 이해할 수 있습니다.
Theo quy định của triều Nguyễn, kiệu là một phương tiện đi lại chỉ dành riêng cho Hoàng đế, Hoàng thái hậu và Hoàng thái tử, những người có địa vị cao nhất trong hoàng tộc. Kiệu dành cho nhà vua gọi là “Long liễn”, hoặc “Ngự liễn”, thông thường có kết cấu gồm một cái ghế chạm thếp vàng có mái che, đặt trên một giàn đòn và có đến 16 người khiêng (được chia làm hai hàng, mỗi hàng có tám người). Kiệu của Hoàng thái hậu gọi là “Phụng liễn” có kết cấu giống “Long liễn”, nhưng thân kiệu được làm thành hộp để giữ sự kín đáo cho chủ nhân ngồi bên trong, cũng có 16 người khiêng.
Đây là chiếc kiệu của bà Hoàng thái hậu Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại, là vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn và của cả chế độ phong kiến Việt Nam. Tên thật của bà là Hoàng Thị Cúc (1890 - 1980), hưởng thọ 80 tuổi.
Kiệu của Hoàng thái hậu Từ Cung đã trải qua hơn một thế kỷ, nhưng vẫn trong tình trạng tương đối tốt. Hai đầu tay đòn phía trước của kiệu được chạm hình đầu chim phụng, một loại chim biểu tượng của người phụ nữ hoàng tộc, hai đầu tay đòn phía sau chạm hình đuôi phụng. Thân kiệu bốn mặt được sơn son, thếp vàng, chạm trổ công phu, các mô - típ trang trí trên kiệu mang đậm chất cung đình Huế. Phần trên của kiệu, bốn mặt đều có màn che màu vàng, tạo sự kín đáo.
Đây là một hiện vật vô cùng quý giá, chứa đựng những thông điệp của quá khứ, những tinh hoa của nền văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng và nhiều bản sắc. Đồng thời thông qua hiện vật, chúng ta còn hiểu thêm về lịch sử và một phương tiện giao thông dưới triều đại phong kiến Việt Nam.