주옛티드엉(Duyệt Thị Đường, 閱是堂, 열시당)은 응우옌(Nguyễn) 왕조 시기에 건설된 네 개의 극장 중 하나로, 다른 세 극장은 띤꽌비엔(Tịnh Quan Viên, 靜觀園, 정관원), 민키엠드엉(Minh Khiêm Đường, 明驗堂, 명험당), 끄우뜨다이(Cửu Tư Đài, 九思臺, 구사대)입니다. 주옛티드엉(Duyệt Thị Đường) 극장은 1826년 민망(Minh Mạng) 황제 시기에 건설되었으며, 오늘날까지 남아 있는 베트남에서 가장 오래된 극장입니다.
주옛티드엉(Duyệt Thị Đường)이 위치한 구역의 면적은 11,470㎡에 달하며, 다양한 기능을 가진 여러 건축물로 이루어져 있습니다.
- 동남쪽에는 타이이비엔(Thái Y Viện, 太醫院, 태의원) 이 있어 황실 의사들이 일하던 장소였습니다.
- 동북쪽에는 트엉티엔드엉(Thượng Thiện Đường, 尚膳堂, 상선당)이 있어 황실 요리사들이 음식을 준비하던 곳이었습니다.
주옛티드엉(Duyệt Thị Đường) 극장 자체는 넓은 직사각형 형태의 1,182㎡ 부지 위에 세워졌으며, 1826년 민망(Minh Mạng) 황제 시기에 건설되었습니다. 이 극장은 황제, 황실 가족, 관료, 외국 사절들에게 제공되는 궁정 음악 연주, 전통극 공연, 궁중 무용 등이 이루어졌던 장소였습니다.
주옛티드엉(Duyệt Thị Đường, 閱是堂, 열시당)의 내부는 금박으로 장식된 붉은 색으로 꾸며져 있으며, 중앙에는 높이 12m의 단단한 나무 기둥 두 줄이 세워져 있습니다. 동쪽, 서쪽, 남쪽 세 면은 2층 구조로 난간이 설치되어 있습니다. 극장의 천장은 태양, 달, 별자리 등 우주를 상징하는 부조로 장식되어 있습니다. 무대 위에는 " 閱是堂(Duyệt Thị Đường, 열시당)”이라는 세 글자가 적힌 현판이 걸려 있습니다.
주옛티드엉(Duyệt Thị Đường)이라는 이름은 예술 공연을 감상하며 인간이 올바른 도리와 가치를 깨닫는 장소라는 뜻으로 이해됩니다. 무대 양쪽에는 민망(Minh Mạng) 황제가 지은 한문 대련(對聯)이 걸려 있습니다:
“音樂並陳和其心以養其志(음악병진화기심이양기지)
研吹齊獻取其是而戒其非(연취제헌취기시이계기비)”
이를 해석하면,
“음악은 사람의 마음을 화합하여 뜻을 기르고,
선악이 함께 드러나 옳음을 취하고 그름을 경계하게 한다.”라는 의미입니다.
극장의 무대는 세 면이 개방된 구조로, 공연 예술의 독특한 특징을 보여줍니다. 무대 뒤에는 배우들이 의상을 갈아입고 공연 도구를 보관하는 대기실이 마련되어 있습니다.
1945년 이후 전쟁으로 인해 뜨껌타인(Tử Cấm Thành)의 다른 건축물들과 함께 주옛티드엉(Duyệt Thị Đường)도 심각한 피해를 입었습니다.
나라가 분단되었던 시기, 남베트남 공화국 정부는 주옛티드엉(Duyệt Thị Đường)을 후에 국립음악학교의 강의 장소로 사용했으며, 이로 인해 극장의 많은 구조물이 철거되었고 건물 구조가 변경되었습니다.
1995년, 코데브 베트남-프랑스 조직(Codev Việt - Pháp)의 일부 자금 및 기술 지원을 통해 후에 고도 유적 보존 센터는 주옛티드엉(Duyệt Thị Đường) 복원 작업을 진행했습니다. 특히, 2003년 후에 궁중음악이 "인류 구전 및 무형 문화유산"으로 선정되었고(현재는 "인류 대표 문화유산"으로 지정됨), 주옛티드엉(Duyệt Thị Đường)은 방문객들이 반드시 방문해야 하는 명소가 되었습니다.
현재 주옛티드엉(Duyệt Thị Đường)은 후에 궁중 전통 예술 극장의 주요 공연 장소로 활용되고 있습니다. 2004년부터 주옛티드엉(Duyệt Thị Đường)은 궁중 전통 예술 극장의 주요 공연장이 되었으며, 여기에서 공연되는 예술 형식에는 궁중음악, 궁중무용 그리고 궁중 전통극이 있습니다. 극장은 매일 평균 4회의 공연을 진행하며, 정교하게 연출된 무대는 관객들로부터 큰 호응을 얻고 있습니다. 주요 공연에는 룩꿍화당(Lục cúng hoa đăng, 六供花燈, 육공화등), 텁투리엔환(Thập thủ liên hoàn, 十首連環, 십수련환)이라는 소악, 떰루언끄우쭈옌(Tam luân cửu chuyển, 三輪九轉, 삼륜구전)이라는 대악, 런머우쑤엇런니(Lân mẫu xuất lân nhi, 麟母出麟兒, 린모출린아)라는 무용 그리고 전통극의 일부를 발췌한 흐우비엔보힌(Hữu biến vô hình, 有變無形, 유변무형)과 판레바(Phàn Lê Ba, 樊黎巴, 번려파) 등이 있습니다.
Duyệt Thị Đường là một trong 4 nhà hát được xây dựng dưới thời nhà Nguyễn, bao gồm: Duyệt Thị Đường, Tịnh Quan Viên, Minh Khiêm Đường và Cửu Tư Đài. Duyệt Thị Đường xây năm 1826 thời vua Minh Mạng, và là Nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn lại cho đến hôm nay.
Khu vực nơi nhà hát Duyệt Thị Đường tọa lạc có diện tích là 11.470m2 , bao gồm nhiều công trình kiến trúc có chức năng khác nhau: Thái Y Viện nằm ở phía Đông Nam (nơi làm việc của các Thái y); Thượng Thiện đường nằm ở phía Đông Bắc (nơi các đầu bếp phục vụ nhiều món ăn cho hoàng gia). Riêng nhà hát toạ lạc trên diện tích hình chữ nhật rộng rãi 1.182m2, được xây dựng vào năm 1826, dưới thời vua Minh Mạng và trở thành nhà hát cổ nhất của Việt Nam còn tồn tại cho đến hôm nay. Nhà hát này là nơi các nhạc công và nghệ sỹ của cung đình tấu nhạc, diễn tuồng và múa cung đình… để phục vụ cho nhà vua, hoàng gia, quan lại và các sứ thần nước ngoài.
Nội thất của nhà hát được sơn son thếp vàng, trung tâm là 2 hàng cột gỗ lim có chiều cao 12m, xung quanh ba mặt Đông, Tây, Nam thiết kế 2 tầng có lan can che chắn. Trên trần nhà hát được trang trí chạm nổi hình ảnh mặt trời, mặt trăng và các vì tinh tú tượng trưng cho vũ trụ thu nhỏ. Phía trên sân khấu treo bức hoành phi đề ba chữ “Duyệt Thị Đường”. Tên gọi Duyệt Thị Đường được hiểu là ngôi nhà để xem biểu diễn nghệ thuật, để từ đó con người chiêm nghiệm những điều hay lẽ phải. Hai bên khám có treo hai câu đối bằng chữ Hán của vua Minh Mạng:
“Âm nhạc tịnh trần hòa kỳ tâm dĩ dưỡng kỳ chí
Nghiên xuy tề hiến thủ kỳ thị nhi giới kỳ phi”
Dịch nghĩa:
“Âm nhạc cũng phô bày, hòa lòng người để nuôi dưỡng chí khí
Thiện ác đồng trình hiện, khiến giữ được cái đúng mà giới hạn cái sai”
Hình thức sân khấu nhà hát được xây dựng kiểu sân khấu có ba mặt, nét đặc trưng của nghệ thuật sân khấu trình diễn. Phía sau sân khấu là hậu trường nơi dành cho diễn viên thay trang phục và để dụng cụ biểu diễn.
Sau năm 1945 và trong thời gian năm chiến tranh, cùng với các công trình khác trong Tử Cấm Thành, Duyệt Thị Đường bị tàn phá nặng nề. Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, chính quyền Miền Nam Cộng hòa đã dùng Duyệt Thị Đường làm nơi giảng dạy của trường Quốc gia Âm nhạc Huế nên nhiều công trình của nhà hát bị phá bỏ, cấu trúc nhà hát bị thay đổi.
Đến năm 1995 với sự tài trợ một phần về kinh phí và chuyên môn của tổ chức Codev Việt - Pháp, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức trùng tu lại nhà hát này. Đặc biệt từ sau năm 2003, Nhã nhạc Cung đình Huế được vinh danh là “Di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” (hiện nay “Di sản văn hóa đại diện của nhân loại”) thì Nhà hát Duyệt Thị Đường trở thành một điểm đến không thể bỏ qua của du khách.
Đây là địa điểm biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. Từ năm 2004, Duyệt Thị Đường trở thành điểm biểu diễn chính của Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế. Các loại hình nghệ thuật diễn ở đây gồm Nhã nhạc, Múa cung đình và trích đoạn Tuồng cung đình. Bình quân mỗi ngày nhà hát tổ chức 4 suất diễn với những tiết mục được dàn dựng công phu thu hút người xem và đánh giá cao như múa “Lục cúng hoa đăng”, tiểu nhạc “Thập thủ liên hoàn”, đại nhạc “Tam luân cửu chuyển”, múa “Lân mẫu xuất lân nhi”, các trích đoạn tuồng “Hữu biến vô hình”, “Phàn Lê Ba”, v.v.
Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong