TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Hoàng đế Minh Mạng tên là Nguyễn Phúc Đảm, còn có tên là Kiểu, con thứ 4 của Hoàng đế Gia Long và bà Nguyễn Thị Đang (Thuận Thiên Cao Hoàng hậu). Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi (25-5-1791) tại làng Tân Lộc, tỉnh Gia Định.
Hoàng đế Minh Mạng lên ngôi vào tháng Giêng năm Canh Thìn (1820), làm vua được 21 năm (1820-1840). Trong thời gian ở ngôi, nhà vua đã có nhiều cải cách quan trọng: cho bỏ các dinh và trấn mà thành lập các tỉnh (cả nước được chia làm 31 tỉnh); định lại quan chế, đặt mức lương bổng của các quan tùy theo ngạch trật; thống
nhất việc đo lường và thống nhất y phục; khuyến khích dân khai hoang lập ấp, sửa sang hệ thống giao thông, lập nhà Dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người nghèo khổ, tàn tật, già cả không nơi nương tựa...
Đề cao Nho học và khuyến khích nhân tài ra giúp nước là một trong những việc rất được Hoàng đế Minh Mạng chú trọng. Hoàng đế cho lập Quốc Tử Giám, mở thêm kỳ thi Hội và thi Đình (thời Gia Long chỉ có thi Hương).
Lãnh thổ Việt Nam dưới thời Minh Mạng được mở rộng nhất trong lịch sử và Việt Nam thực sự trở thành một quốc gia hùng mạnh. Vì vậy vào năm 1838, Hoàng đế Minh Mạng cho đổi tên nước ta là Đại Nam.
Hoàng đế Minh Mạng mất ngày 28 tháng Chạp năm Canh Tý (20-1-1841), hưởng thọ được 50 tuổi. Sau khi mất, bài vị Hoàng đế Minh Mạng được đưa vào thờ ở Thế Miếu với Miếu hiệu Thánh Tổ .
Hoàng đế Minh Mạng có 142 người con (74 con trai, 68 con gái).