TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Những chiếc vạc được đúc vào những thời điểm khác nhau trong thế kỷ XVII, chiếc có niên đại sớm nhất là năm 1659 và chiếc có niên đại muộn nhất là năm 1684. Căn cứ vào những chữ Hán khắc trên một số vạc như: nhất song (một cặp); nhị song (hai cặp); tam song (ba cặp)... có thể khẳng định rằng, vào thời điểm đó, số lượng vạc đồng được đúc nhiều hơn số lượng hiện tồn. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến động trong các cuộc chiến tranh và sự thay đổi của các triều đại, nhiều chiếc trong số đó hiện không còn nữa.
Trên vành miệng mỗi chiếc vạc đều có ghi niên đại, trọng lượng, số lượng vạc đúc nếu là một cặp (2 cái) hoặc một bộ (3 cái).
Trong số các hiện vật, di vật thời chúa Nguyễn còn lưu giữ lại được đến ngày nay, xét về qui mô và số lượng, bộ sưu tập vạc đồng gồm những hiện vật đồng chất, có cùng loại hình lớn nhất. Không chỉ thống nhất về loại hình, kiểu dáng (hình trụ, sâu lòng, đáy lõm) và đa dạng về kích thước, trọng lượng, bộ sưu tập vạc đồng thời chúa Nguyễn còn là những tác phẩm mỹ thuật đặc sắc thể hiện sự kế thừa văn hóa cội nguồn Thăng Long nhưng đồng thời cũng mang tính sáng tạo của cư dân vùng đất mới Đàng Trong trong thế kỷ XVII. Tính sáng tạo ấy là kết quả của phần tích hợp văn hóa bản địa kết hợp với những yếu tố ngoại lai-kết quả của quá trình giao lưu với văn hóa phương Tây trong việc tiếp nhận kỹ thuật đúc đồng của người Hà Lan thời kỳ này.
Ngoài những motif trang trí truyền thống của Việt Nam như văn lá đề, hoa, chim thú, quai tạo hình rồng, trên các vạc đồng này còn có những motif trang trí khá lạ mắt mang phong cách mỹ thuật phương Tây. Điều này cho thấy rất có khả năng những chiếc vạc này được đúc dưới sự cố vấn của người nước ngoài trong thời gian họ ở lại làm việc cho chính quyền Đàng Trong, điều khá phổ biến vào thời kỳ này.
Vì thế, 10 chiếc vạc đồng này là những bằng chứng ít ỏi nhưng hết sức tiêu biểu của nền mỹ thuật và kỹ thuật đúc đồng thời chúa Nguyễn.
Hình ảnh 360o Sưu tập Vạc đồng thời chúa Nguyễn:
https://sketchfab.com/vudn54/collections/vac-ong
https://vtvgo.vn/kho-video/neo-ve-nguon-coi-vac-dong-dau-an-thoi-chua-nguyen-827079.html