TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Tên chương trình
Năm
Cơ quan dự kiến kêu gọi tài trợ và hợp tác
Kinh phí tài trợ khái toán
1.
Nghiên cứu Bảo tồn cụm di tích Văn Miếu, Võ Miếu, Chùa Thiên Mụ
2010-2012
Bộ Ngoại Giao Cộng Hoà Ý thông qua Đại học Bách khoa Marche-Anconna, Ý
100.000 USD
2.
Hợp tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ bảo tàng, nghiên cứu và thuyết minh
2010-2011
Tỉnh Đông Flander-Bỉ thông qua UBQG UNESCO Việt Nam
50.000 USD
3.
Kế hoạch hành động về trao đổi hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hoá (6 mục liên quan đến di sản Huế về bảo tồn vật thể và phi vật thể, bảo tàng, nghiên cứu lịch sử, biểu diễn nghệ thuật)
2009-2012
Tổng cục Di sản Văn hoá Hàn Quốc
400.000 USD (300.000 USD cho vật thể + 100.000 USD cho phi vật thể)
4.
Thoả thuận hợp tác trao đổi đào tạo và chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn bảo tàng giữa Cục Quốc gia Văn Vật Trung Quốc và Cục Di sản Văn hoá Việt Nam ( liên quan đến bảo tồn trùng tu công trình di tích, bảo tồn phục hồi hoạt động văn hóa phi vật thể (lễ hội, múa, nhạc cung đình)
2009-20012
Cục Quốc gia Văn Vật Trung Quốc
200.000 USD
(100.000 USD cho nghiên cứu di sản vật thể + 100.000 USD cho phi vật thể)
5.
Lập chương trình quản lý tổng thể di sản Huế qua GIS
2009-2011
Các tổ chức quốc tế với sự bảo trợ của Trung tâm Di sản thế giới thuộc UNESCO
6.
Nâng cao năng lực quản lý khu di sản mở rộng cho cán bộ quản lý của Huế
Chương trình Hỗ trợ Quốc tế thuộc Quỹ Di sản Thế giới của UNESCO
7.
Nghiên cứu Quy hoạch Cố đô Huế lịch sử và phục hồi Điện Cần Chánh
2010-2015
Nguồn ODA không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản thông qua Bộ Văn hoá-Khoa học-Công nghệ-Thể thao và Đại học Waseda
15.000.000 USD (10.000.000 USD cho phục hồi công trình + 5.000.000 USD cho chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, đào tạo)
8.
Tăng cường khả năng đối phó với thiên tai và quản lý các di tích của khu di sản thế giới đã được UNESCO công nhận tại Huế
UNESCO và chính phủ một số nước các tổ chức phi chính phủ quốc tế do UNESCO kêu gọi
9.
Nghiên cứu biên soạn Cẩm nang về công tác Bảo tồn tại Huế
ICOMOS, ICCROM hoặc Getty Fund
70.000 USD
10.
Nâng cấp Phòng hoá nghiệm của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để đa dạng hoá năng lực hoạt động của cơ quan
2015-2020
Đại học Waseda và Quỹ Tài trợ Văn hoá Nhật Bản
400.000 USD
11.
Đào tạo về khảo cổ, trang thiết bị và nâng cao trình độ quản lý Quần thể Di sản Văn hoá Thế giới Huế
Trung tâm Nghiên cứu EMEL và tỉnh Đông Flander (Bỉ), hoặc Hội đồng Văn hoá Châu Á-Mỹ (Asian Cultural Council)
12.
Phục chế Y phục Cung đình và phục chế trang phục biểu diễn Nhã nhạc
Quỹ Bồ Đào Nha/ Getty Foundation
350.000 USD
13.
Nghiên cứu phục hồi Bộ Biên chung Biên khánh trong dàn Nhã nhạc
2011-2012
Tổng cục Di sản Văn hóa Quốc gia Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Nghệ thuật Truyền thống Hàn Quốc
150.000 USD
14.
Các chương trình đào tạo tại chỗ ở Huế và gửi cán bộ đào tạo ở nước ngoài về bảo tồn trùng tu và bảo tàng
2009-2015
Tổ chức ICCROM hoặc Asia Cultural Council-Mỹ
15.
Nâng cấp hệ thống trưng bày và nhà trưng bày bảo tàng MTCĐ Huế
Quỹ Tài trợ Văn hoá Nhật Bản
1.500.000 USD
Tổng cộng nguồn ngân sách kêu gọi tài trợ và hợp tác quốc tế giai đoạn 2009-2020 : ước khoảng 18.970.000 USD Trong đó nguồn ngân sách kêu gọi cho hoạt động : - Bảo tồn phát huy di sản văn hóa vật thể : 15.570.000 USD - Bảo tồn phát huy di sản văn hóa phi vật thể : 600.000 USD - Đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ quản lý bảo tồn chuyển giao công nghệ, nâng cấp bảo tàng : 2.800.000 USD