TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Năm 2012 là năm có nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng diễn ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nổi bật là sự kiện năm Du lịch Quốc gia các tỉnh duyên hải Bắc Trung bộ-Huế 2012, năm tổ chức thành công lễ hội Festival Huế 2012 với sự hợp tác của nhiều quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực giao lưu, biểu diễn văn hóa nghệ thuật. Đặc biệt năm 2012 là năm đánh dấu sự kiện 40 năm thiết lập mối quan hệ Việt – Áo, 20 năm quan hệ Việt – Hàn và cũng là năm kỷ niệm 40 năm Công ước di sản văn hóa thế giới, phát huy giá trị di sản văn hóa năm 2012 tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và Trung tâm BTDT Cố đô Huế nói riêng.
Mô hình phục nguyên điện Cần Chánh - kết quả của quá trình hợp tác giữa Trung tâm và Viện Di sản Thế giới UNESCO-Đại học Waseda
Hợp tác – Đối ngoại và công tác tham mưu tổng hợp là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị. Năm 2012, công tác đối ngoại và tham mưu tổng hợp của Trung tâm đã gặt hái được nhiều thành quả trên tất cả các lĩnh vực: quản lý nhà nước (xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cho công tác điều hành của trung tâm, tham mưu, tổ chức thực hiện công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và đào tạo, hành chính lưu trữ); điều phối và theo dõi dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn phát huy di sản vật thể và phi vật thể; công tác lãnh sự đoàn đến, đoàn đi, tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế góp phần to lớn vào sự thành công chung của đơn vị.
Sự kiện nổi bật trong lĩnh vực hợp tác đối ngoại năm 2012 là việc ký kết biên bản Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn trùng tu di sản văn hóa Huế với các tổ chức quốc tế như: trường Đại học Waseda – Nhật Bản, Tổ chức Sáng kiến Văn hoá và Du lịch Namhansanseong - Hàn Quốc; Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan tại Việt Nam; Đại sứ quán Đức tại Việt Nam; Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Truyền thống Quốc gia Hàn Quốc…Trên cơ sở này, nhiều dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được đầu tư và triển khai hiệu quả: Dự án bảo tồn trùng tu di tích kết hợp chương trình đào tạo phối hợp với Đại sứ quán Cộng hòa. Ba Lan tại Việt Nam; Chương trình Nghiên cứu và chế tác Bộ nhạc khí Bác chung Đặc khánh Việt Nam; Dự án bảo tồn, trùng tu di tích Tả Tùng Tự (lăng Minh Mạng) do Quỹ Di tích Thế giới (WMF-Mỹ) đóng góp tài trợ; Dự án Đào tạo Bảo tồn và tu sửa công trình Tả Vu - Đại Nội Huế; Ngoài các dự án kể trên, công tác lãnh sự đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác, khẳng định vị thế của đơn vị trong quan hệ đối ngoại với các nước bạn. Năm 2012, Trung tâm đã đón tiếp 28 đoàn cá nhân và tổ chức, viện nghiên cứu quốc tế đến thăm và làm việc tại di tích, tổ chức cho 14 đoàn cán bộ của Trung tâm đi công tác nước ngoài; tập huấn, giao lưu biểu diễn văn hóa nghệ thuật, dự hội nghị hội thảo quốc tế .v.v…
Công tác tham mưu tổng hợp được xem là nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị nhằm đáp ứng hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành hoạt động của Trung tâm. Năm 2012, bộ phận Văn phòng đã tiến hành xây dựng các chương trình, kế hoạch trọng điểm, công tác tuần, tháng, năm phục vụ cho công tác điều hành của đơn vị góp phần vào công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Huế ngày một phát triển. Thực hiện Quyết định số 2062/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2010 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm BTDT Cố đô Huế; Văn phòng đã tiến hành tham mưu, sửa đổi bổ sung quy định chức năng nhiệm vụ một số phòng ban đơn vị, điểm nổi bật là chuyển đổi mô hình hoạt động của Phòng Kỹ thuật thành Ban Tư vấn bảo tồn di tích Huế. Công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, hành chính văn thư lưu trữ, lao động - tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động, quản lý tài sản, bảo vệ an toàn cơ quan, thi đua khen thưởng đã phát huy hiệu quả và đáp ứng với yêu cầu chung của đơn vị. Đây cũng là đầu mối phục vụ việc chỉ đạo điều hành của Ban Giám đốc đến với các phòng ban đơn vị, cán bộ viên chức và người lao động của Trung tâm; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các đơn vi, tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động chương trình thiết thực, tham gia công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, tham gia các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, hiến máu nhân đạo …
Năm 2013, trong bối cảnh khó khăn chung của khu vực và của địa phương, Trung tâm sẽ tiếp tục tăng cường kêu gọi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa, mở rộng quan hệ đối tác với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm cơ hội cho việc quảng bá và phát huy di sản văn hóa Huế đến với cộng đồng quốc tế song song với việc đẩy mạnh công tác nâng cao năng lực quản lý thông qua việc hoàn thiện bộ máy nhân sự, chuẩn hóa công tác văn thư lưu trữ; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Huế, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn ngày càng chuẩn mực phục vụ đơn vị ngày càng lớn mạnh./.