TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:
1. Tên dự án: Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ.
2. Chủ đầu tư: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.
Địa chỉ: 23 Tống Duy Tân, phường Đông Ba, thành phố Huế, tỉnh TT-Huế.
Điện thoại: 0234 3 530751.
3. Đơn vị quản lý dự án: Ban Quản lý Dự án Di tích Cố đô Huế.
4. Nhà thầu thi công xây dựng: Công ty TNHH 1TV Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Nam Kinh.
5. Đơn vị tư vấn thiết kế + giám sát thi công xây dựng: Ban Tư vấn Bảo tồn Di tích Huế.
6. Địa điểm thực hiện: Thuộc quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị tại xã Thủy Bằng, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
7. Mục tiêu dự án:
- Bảo tồn di tích kiến trúc lịch sử, văn hóa khu lăng mộ bà Nghi Thiên Chương Hoàng hậu của triều Nguyễn.
- Từng bước hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc, cảnh quan, văn hóa nghệ thuật của lăng vua Thiệu Trị là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đặc biệt, di sản văn hóa thế giới.
8. Phạm vi dự án: Khoảng 3.119m2.
9. Quy mô đầu tư:
- Hồ Tân Nguyệt và hệ thống cống đối lưu: Hạ giải các đoạn kè hồ, lan can bị hư hỏng; tận dụng tối đa vật liệu gốc; tu bổ, phục hồi kè hồ theo nguyên trạng, trong đó sử dụng kỹ thuật xây kè có vữa liên kết các khối đá, tạo mạch vữa lõm ở mặt ngoài thân kè; phục hồi lan can; đổ bê tông phần đáy cống, phục hồi lớp vữa trát, bên trên cống lát gạch Bát Tràng.
- Hệ thống sân nền, bậc cấp và lan can: Tháo dỡ gạch Bát Tràng hiện hữu; loại bỏ lớp đất nền, đổ bê tông lót, lát gạch Bát Tràng và đá granite theo nguyên trạng; phục hồi hệ thống bậc cấp, bả màu hoàn thiện.
- Cổng, bình phong, tường thành ngoại và tường thành nội:
+ Cổng: Phục hồi bề mặt, hoa văn họa tiết trang trí; phục hồi các con giống; phục hồi mái bằng vữa tam hợp, bả màu hoàn thiện; phục hồi hệ thống cửa gỗ bảo vệ.
+ Bình phong, tường thành ngoại và tường thành nội: Vệ sinh, phục hồi lớp vữa trát, bên trên gắn ngói tráng men, bả màu hoàn thiện; phục hồi các con giống, hoa văn họa tiết trang trí.
- Trụ biểu: Vệ sinh bề mặt, loại bỏ cây cỏ xâm thực; phục hồi lớp vữa trát, bả màu hoàn thiện.
- Bệ thờ và mộ Bà: Vệ sinh bề mặt; cân chỉnh bậc cấp, bệ thờ bằng đá Thanh; phục hồi trang trí bờ nóc, bờ quyết.
- Lan can sân chầu: Phục hồi lan can, gạch trang trí, bả màu hoàn thiện.
- Cảnh quan, sân vườn: Phục hồi toàn bộ các bồn hoa, tôn tạo hệ thống cây xanh.
10. Tổng mức đầu tư: 8.175.237.000 đồng
11. Nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn huy động xã hội hóa.
12. Thời gian thực hiện: 01 năm kể từ ngày khởi công công trình.
- Ngày khởi công: 13/6/2023
- Ngày hoàn thành (dự kiến): 07/6/2024.
II. GIỚI THIỆU VỀ DI TÍCH:
Trong quần thể di tích lăng vua Thiệu Trị, về phía sau bên trái, cách lăng mộ vua Thiệu Trị chừng 600m là khu lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ (còn có tên gọi là Xương Thọ lăng), nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Hoàng thái hậu Từ Dũ (tên húy là Phạm Thị Hằng) bà là trưởng nữ của Lễ Bộ thượng thư Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng, mẹ là Đức Quốc phu nhân Phạm thị. Bà vốn là Quý phi của Hoàng đế Thiệu Trị và là mẹ ruột của Hoàng đế Tự Đức.
Lăng Bà được xây dựng vào những đầu thế kỷ XX, nằm trong tổng thể cảnh quan lăng vua Thiệu Trị, có bố cục theo hướng “nội quan, ngoại quách”. Đây cũng chính là hình thức kiến trúc điển hình từ thời các vị chúa Nguyễn. Lăng Bà được bố trí trên một trục dọc mang tính đối xứng: Phía trước là hai Trụ biểu, tiếp đến là Hồ Tân Nguyệt, xung quanh hồ là vườn tiểu cảnh bố trí các bồn gạch trồng cây. Phía trước lối vào cổng lăng Bà có ba cấp sân lát gạch Bát Tràng, lan can xây bằng gạch xung quanh. Ở cấp sân trên cùng là nền nhà Huỳnh Ốc - nơi trước đây dùng để bày đồ tế lễ. Phần thềm mộ Bà được bao bọc bởi hai lớp tường xây gạch, mũ tường dán gạch chiếu men, lớp tường ngoài có cổng xây gạch cửa cuốn vòm, ngay sau cửa bố trí bình phong tiền án và phía sau mộ Bà là bình phong hậu chẩm. Khu thềm mộ Bà được lát gạch Bát Tràng, cao hơn cốt nền sân 1,9m. Mộ Bà được làm bằng đá, đặt ở vị trí trung tâm của vòng tường thành bao bọc xung quanh lăng.
Trải qua hơn 100 năm tồn tại, mặc dù trên tổng thể có thể nhìn nhận rằng lăng Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Từ Dũ còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, qua quá trình tác động của lịch sử và điều kiện môi trường tự nhiên bất lợi (nóng, ẩm, mưa nhiều…) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự nguyên vẹn của di tích.
Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn chỉnh tổng thể kiến trúc - cảnh quan - văn hóa nghệ thuật của lăng vua Thiệu Trị, xứng đáng là tài sản văn hóa quý báu của nhân loại đã được tổ chức UNESCO xếp hạng di sản văn hóa thế giới.
Hồ sơ bản vẽ Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích lăng mộ Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu Từ Dũ