TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Đây là sự kiện quan trọng trong khuôn khổ hợp tác quốc tế, nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế tiềm năng, khai thác phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường và đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển kinh tế địa phương. Diễn đàn sẽ giới thiệu và thảo luận về một số định hướng phát triển kinh tế địa phương như kinh tế di sản, kinh tế số và kinh tế xanh tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển dữ liệu số và công nghiệp văn hóa trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo, phát triển bền vững giá trị văn hóa của di sản Cố đô Huế, góp phần đưa Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực, từng bước thực hiện thành công Nghị quyết 54 - NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Nghị quyết 175/2024/QH15 về việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc trung ương, là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phát triển của Thành phố Huế. Kinh tế di sản sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển Huế trở thành một thành phố hiện đại, bền vững trong tương lai, biến những giá trị văn hoá lịch sử thành những giá trị kinh tế mà kinh tế sẽ là nguồn nuôi sống lại di sản, góp phần ngược lại cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Diễn đàn quy tụ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các Sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước. Mục tiêu của diễn đàn là thảo luận về các giải pháp và định hướng phát triển kinh tế bền vững, đồng thời chia sẻ các mô hình thành công và kinh nghiệm từ các địa phương khác và quốc tế trong việc phát huy giá trị di sản, thúc đẩy kinh tế xanh và ứng dụng công nghệ số vào các ngành kinh tế.
Các nội dung tại Diễn đàn:
Kinh tế Di sản (Heritage Economy): Một lĩnh vực kinh tế đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế, dựa trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh để phát triển kinh tế địa phương trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi) đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 23/11/2024 (có hiệu lực thi hành từ ngày ngày 01 tháng 7 năm 2025), là bước tiến quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ và phát huy di sản văn hóa, góp phần điều chỉnh những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho việc sử dụng, khai thác di sản văn hóa góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế, quảng bá giá trị di sản văn hoá Việt Nam trong nước và nước ngoài, góp phần phát triển bền vững di sản văn hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế di sản tại địa phương.
Kinh tế Xanh (Green Economy): Thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh, phát triển các mô hình đô thị xanh (công viên đô thị...), mô hình phát triển xanh (mô hình xe đạp công cộng, giao thông công cộng xanh, mô hình vườn trong nhà, nhà trong vườn,…), sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái sử dụng năng lượng bảo vệ môi trường (tận dụng và thu hồi khí thải tạo ra nguồn năng lượng tái tạo mới, thân thiện với môi trường) và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỉnh Thừa Thiên Huế Huế có di sản văn hóa phong phú và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, kinh tế xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là yếu tố quan trọng giúp Thừa Thiên Huế Huế tăng trưởng xanh, phát triển bền vững trong tương lai.
Kinh tế Số (Digital Economy): Nền kinh tế được vận hành chủ yếu dựa trên công nghệ số, hoạt động kinh tế sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông (ICT) làm động lực chính để nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa cơ cấu kinh tế địa phương. Vì vậy, cần thiết đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ số trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản, du lịch, thể thao và các ngành công nghiệp sáng tạo và văn hóa tại Thừa Thiên Huế.
Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số lấy di sản văn hóa làm nền tảng. Sự kết hợp độc đáo giữa các loại hình di sản tạo ra cơ hội phát triển đan xen giữa du lịch, văn hóa, giáo dục, công nghệ và sáng tạo, không chỉ bảo tồn và phát huy di sản mà còn tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng và phát triển Huế (thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam) là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước và khu vực Đông Nam Á, Châu Á; Trung tâm khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên sâu, là thành phố di sản, văn hóa đầu tiên của Việt Nam trên nền tảng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế.
Nhằm tạo cơ sở cho các hoạt động hợp tác có hiệu quả và bền vững giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc, tại Diễn đàn, hai đơn vị sẽ tiến hành ký kết bản ghi nhớ hợp tác thực hiện chương trình nghiên cứu, tư vấn thiết kế tái thiết có chuyên môn cao nhằm phát triển đa dạng mô hình kiến trúc sinh thái lịch sử, công nghiệp văn hóa, dịch vụ du lịch… tại di tích Huế.
Diễn đàn Quốc tế Huế hàng năm sẽ được tổ chức tại Huế vào ngày thứ 6, tuần đầu tiên của tháng 12 hàng năm. Vì vậy, Diễn đàn Quốc tế Huế 2025 - Lần thứ IV dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 05/12/2025.
Thông tin về Diễn đàn (lần thứ III):