14/12/2024 8:06:10 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
LỊCH SỬ TRIỀU NGUYỄN (응우옌 왕조의 역사)

 

1558년 10, 도안꾸언꽁 응우옌황(Đoan quận công Nguyễn Hoàng)은 투언화(Thuận Hóa) 지역을 통치하기 위해 남하하여 이 지역에 새로운 역사의 장을 열었습니다. 응우옌(Nguyễn) 가문의 당쫑(Đàng Trong)에서 권력을 강화하고 발전시키는 과정에서 당응와이(Đàng Ngoài)의 찐(Trịnh) 가문과의 갈등이 심화되어 200년이 넘는 기간 동안 이어진 남북 전쟁을 초래했습니다. 한편, 응우옌황(Nguyễn Hoàng)은 국토를 확장하기 위한 남진(南進) 정책도 활발히 추진하였습니다. 1757년에 이르러, 응우옌((Nguyễn) 왕조의 지도자들은 오늘날 우리가 알고 있는 남부 전역에 대한 주권을 확립하게 되었습니다.

당쫑(Đàng Trong) 지역에 정부를 건설하고 발전시키는 과정에서, 응우옌(Nguyễn) 가문의 군주들은 여러 차례 수도를 옮겼습니다. 수도는 아이뜨(Ái Tử, 1558 - 1570)에서 짜밧(Trà Bát, 1570 - 1600), 딘깟(Dinh Cát, 1600 - 1626), 푸억옌(Phước Yên, 1626 - 1636), 낌롱(Kim Long, 1636 - 1687), 푸쑤언(Phú Xuân, 1687 - 1712), 박봉(Bác Vọng, 1712 - 1738)으로 이동했으며, 이후 푸쑤언(Phú Xuân )으로 다시 돌아와 1738년부터 1775년까지 머물렀습니다.

1775년, 정치·사회적 배경의 여러 영향으로 마지막 응우옌(Nguyễn) 군주는 푸쑤언을 찐(Trịnh) 군대의 손에 빼앗기게 되었고, 이어서 떠이선(Tây Sơn) 군대의 강력한 힘 앞에 완전히 무너졌습니다. 이후 응우옌(Nguyễn) 가문의 후손인 응우옌아인(Nguyễn Ánh)이 가문의 기반을 재건하고 응우옌(Nguyễn) 왕조를 세웠습니다.

1802년, 응우옌아인(Nguyễn Ánh)은 떠이선(Tây Sơn) 가문을 무너뜨리고 천하를 통일하여 응우옌 왕조(vương triều Nguyễn)를 세웠으며, 연호를 자롱(Gia Long)으로 정했습니다. 푸쑤언(Phú Xuân)은 응우옌(Nguyễn) 왕조가 존재한 143년 동안 베트남의 수도로 자리 잡았습니다.

그의 업적을 계승한 응우옌(Nguyễn) 왕조의 12명의 황제들은 푸쑤언(Phú Xuân )을 통일 베트남의 정치, 문화, 권력의 중심지로 북쪽에서부터 남쪽까지 전체를 아우르는 곳으로 발전시켰습니다.
 

‘베트남(Việt Nam)’이라는 국호는 1804년 응우옌 왕조 초기에 자롱(Gia Long) 황제 때 처음 등장했습니다. 1839년에 민망(Minh Mạng) 황제는 나라 이름을 다이남(Đại Nam)으로 바꾸어 더 넓은 남쪽 국가라는 의미를 부여했으며, 이 국호는 1945년 바오다이(Bảo Đại) 황제가 퇴위할 때까지 사용되었습니다.

응우옌(Nguyễn) 왕조는 역사적으로 큰 격동을 겪은 왕조로, 특히 19세기 중반 프랑스의 침략과 맞물려 두 가지 주요 시기로 나눌 수 있습니다:

  • 1802년부터 1858년까지는 독립 시기로, 자롱(Gia Long) 황제 이후 민망(Minh Mạng), 티에우찌(Thiệu Trị), 뜨득(Tự Đức) 황제의 치세가 이어졌습니다.
  • 1858년부터 1945년까지는 프랑스의 침략과 식민 통치 시기로, 프랑스군이 다낭(Đà Nẵng)을 공격한 때부터 시작하여 1945년 8월 바오다이 황제(Bảo Đại)가 퇴위할 때까지 이어졌습니다.

Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, mở ra một trang sử mới cho vùng đất này. Cùng với sự phát triển và củng cố quyền lực của họ Nguyễn ở Đàng Trong, mâu thuẫn với họ Trịnh ở Đàng Ngoài ngày càng gay gắt, gây nên cuộc chiến tranh chia cắt đất nước trong suốt hơn 200 năm. Bên cạnh đó, công cuộc Nam tiến để mở rộng bờ cõi cũng được đẩy mạnh. Đến năm 1757, các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền trên toàn bộ vùng đất Nam bộ như chúng ta thấy ngày nay.

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển chính quyền xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã nhiều lần dời lập thủ phủ từ Ái Tử (1558 - 1570) đến Trà Bát (1570 - 1600), Dinh Cát (1600 - 1626), Phước Yên (1626 - 1636), Kim Long (1636 - 1687), Phú Xuân (1687 - 1712), Bác Vọng (1712 - 1738) để rồi trở về dừng chân ở Phú Xuân một lần nữa (1738 - 1775). Năm 1775, dưới nhiều tác động của bối cảnh chính trị - xã hội, vị chúa Nguyễn cuối cùng đã để mất Phú Xuân vào tay quân Trịnh, tiếp đó là sự sụp đổ hoàn toàn trước sức mạnh của quân Tây Sơn, cho đến khi một hậu duệ của họ Nguyễn, Nguyễn Ánh khôi phục lại cơ đồ và dựng nên vương triều Nguyễn sau này.

Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã thâu tóm giang sơn về một mối, lập nên vương triều Nguyễn, lấy niên hiệu là Gia Long. Phú Xuân trở thành Kinh đô của cả nước trong suốt 143 năm tồn tại của triều đại này. Kế tục sự nghiệp của ông, lần lượt 12 vị hoàng đế triều Nguyễn sau đó đã xây dựng Phú Xuân thành trung tâm chính trị, văn hóa, quyền lực của một nhà nước Việt Nam thống nhất từ Bắc đến Nam.

Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn năm 1804 dưới triều vua Gia Long. Năm 1839 vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam với ngụ ý một nước Nam rộng lớn, quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945 (khi vua Bảo Đại thoái vị).

Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ XIX, trải qua hai giai đoạn chính:

- Từ năm (1802 - 1858) là giai đoạn độc lập, từ khi vua Gia Long thống nhất đất nước đến các đời Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.

- Từ năm (1858 - 1945) là giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ, kể từ khi quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào tháng 08 năm 1945.

Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 > >>