TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Thái Hòa trong tên gọi “Thái Hòa Điện” của công trình mang ý nghĩa triết học sâu sắc. Chữ “Thái” là sự lớn lao, to rộng, chữ “Hòa” hàm ý “hài hòa, hòa hợp”-cuộc sống hòa hợp âm và dương, giữa cương và nhu, giữa người và người, giữa người và Trời, giữa người và Đất thì mới hữu ích cho vạn vật. Khi cuộc sống đạt được sự hài hòa rộng lớn trong mọi mối quan hệ thì sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Trên một nghi môn bằng đồng dựng trước mặt điện Thái Hòa, ở đầu cầu Trung Đạo có gắn một biển đề: “Trung hòa vị dục”. Ý nghĩa của câu này cũng xuất phát từ tư tưởng: Trung là cái gốc lớn của thiên hạ, Hòa là đạt đạo của thiên hạ, khi đạt được sự trung hòa tột cùng rồi thì trời đất yên ổn, vạn vật sinh sôi nảy nở. Như vậy, ý nghĩa của câu này có liên quan mật thiết với hai chữ “Thái Hòa” của công trình kiến trúc chính. Có thể xem tên gọi của điện Thái Hòa như một tiêu chí, một ước nguyện của các vua nhà Nguyễn về một nền thái bình no ấm, đất nước và vương triều đều phát triển, thịnh vượng.
Cầu Trung Đạo và Điện Thái Hòa
Được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm, điện Thái Hòa là một trong những công trình tiêu biểu của kiến trúc cung đình Huế với kiểu thức “trùng thiềm điệp ốc” (hai bộ mái trên một mặt nền), trang trí pháp lam, trên lợp ngói hoàng lưu ly. Hệ thống 80 chiếc cột bằng gỗ lim được sơn son thếp vàng, trang trí hoa văn rồng mây cùng motif “nhất thi nhất họa” với hàng trăm bài thơ chữ Hán trên các ô hộc ở phần liên ba, đố bản bên trong điện và trên dải cổ diêm ở mái đã đem lại nét duyên dáng cho công trình đồ sộ này. Bên trong điện Thái Hòa, phía trên ngai vàng là bửu tán trang trí 9 con rồng được thếp vàng rực rỡ.