07/11/2022 9:20:43 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Những giá trị nghệ thuật được thể hiện trong Mười bản Ngự
Trong hệ thống các bài bản Tiểu nhạc, Mười bản ngự (Phẩm tiết, Nguyên tiêu, Hồ quảng, Liên hoàn, Bình bán, Tây mai, Kim tiền, Xuân phong, Long hổ và Tẩu mã) giữ vai trò quan trọng và được xem là đại diện của các bài bản Tiểu nhạc nằm trong hệ thống Nhã nhạc, vì đây là những bài bản thường xuyên được sử dụng trong các cuộc lễ, cũng như trong đời sống âm nhạc chốn cung đình.
Nghệ nhân và nhạc công Nhà hát NTTT Cung đình Huế trình diễn Mười bản ngự
Nghệ nhân và nhạc công Nhà hát NTTT Cung đình Huế trình diễn Mười bản ngự
  • ·        Tính quy cũ

    “Mười bản ngự” được diễn tấu bằng dàn Tiểu nhạc, và từ xưa dàn Tiểu nhạc này thường được gọi là “Phường Bát âm”. Đây là cách gọi dựa trên cấu trúc của nhạc cụ và âm sắc của chúng, gồm: Bào, Thổ, Cách, Mộc, Thạch. Kim, Ty, Trúc.

    - Bào (Vỏ):  Nhạc khí làm bằng vỏ quả bầu (đàn bầu, đàn tính)

    - Thổ (Đất):  Huân, trì (một loại âm nhạc cụ làm bằng đất nung)

    - Cách (Da): Trống bản

    - Mộc (Gỗ):  Chúc, phách một.

    - Thạch (Đá): Khánh lớn, khánh nhỏ

    - Kim (Sắt): Tam âm la, Biên chung

    - Ty (Tơ): Đàn Nguyệt, đàn Nhị, đàn Tam, đàn Tỳ bà

    - Trúc (Tre): Tiêu (Sáo dọc), Trì (Sáo ngang), Địch

    - Tám chất liệu này chịu sự vận động của thuyết âm dương: Theo đó, Dương gồm có: Bào, Cách, Thạch, Trúc; Âm gồm có: Thổ, Mộc, Kim, Trúc. Khi được chế tác thành nhạc cụ, chúng được sắp xếp theo thứ tự âm dương luân hồi.

    Khi diễn tấu, trống bản phải thực hiện đầy đủ về “nhịp”, “phách”, “tốc độ” không được tự tiện kết thúc bài mà phải dựa vào kết cấu của câu nhạc. Như vậy, bài bản khi diễn tấu của trống bản phải đúng “Khuôn”.

    Khuôn trống: Là khái niệm “bất thành văn” nhưng có tính “quy ước ngầm” giữa các nhạc công khi cùng nhau diễn tấu.

  •  


    Nghệ nhân và nhạc công Nhà hát NTTT Cung đình Huế trình diễn Mười bản ngự

    Mỗi khuôn ứng với hai tiếng gõ (hai nhịp) của phách một hoặc là bốn tiếng gõ (bốn nhịp). Tiếng gõ thứ nhất có tính chất “cứng” (Dương), tiếng gõ thứ hai có tính chất “mềm” (Âm). Tuy nhiên, trong thực tế khi trình diễn các tiếng gõ của phách một đều giống nhau, không mạnh không nhẹ. Nếu muốn kết thúc bài giữa chừng cho đúng khuôn, nhạc công trống bản phải dựa vào chính cảm nhận của mình, và đó cũng là cảm nhận chung của tất cả các nhạc công khác. Qua đó, ta có thể thấy khi tất cả các nhạc công cùng có chung một cảm nhận như nhau thì việc diễn tấu “Mười bản ngự” mới thành công.

    Dưới đây ví dụ minh họa về khuôn đơn và khuôn kép có trong cấu trúc của các bài bản thuộc “Mười bản ngự”:

  • Tính quy cũ của “Mười bản ngự” chủ yếu là ứng tấu dựa trên lòng bản (nhạc công đã thuộc) và đồng tấu là chủ yếu, trong phương thức này vai trò của các nhạc khí gõ rất quan trọng, do nó nhấn mạnh những vị trí sắc thái cần thiết, đúng lúc tạo nên tính chất trang nghiêm, nhẹ nhàng, thuần khiết... khi diễn tấu.

  • Những giá trị nghệ thuật riêng biệt

    Thông thường các nghệ nhân dàn Nhã nhạc phải nắm vững “Lòng bản” của “Mười bản ngự” thuộc thời đại của họ (từ khi bắt đầu học đến khi thực hành...) qua đó họ mới có thể ứng tấu khi hòa tấu. Vì vậy, ta thấy sức sống và mức quyến rũ của giai điệu ở mỗi thời mỗi khác. Chính nhờ việc tham gia hòa tấu dàn Tiểu nhạc mà tính lưu loát của giai điệu trong bài bản mỗi nhạc cụ, theo thời gian ngày càng được nâng cao dần. Từ đó, kỹ thuật cá nhân và sức sáng tạo của nghệ nhân mỗi khi ứng tấu (trong hòa tấu) cũng được nâng dần lên.

  • Phỏng vấn nghệ nhân Trần Thảo

     

  • Qua ứng tấu, mỗi nhạc cụ dưới ngón đàn của nghệ nhân đã hình thành các giai điệu khác nhau, điểm xuyết, tô bồi cho nhau tạo nên một bức tranh âm thanh toàn mỹ... để đạt được như vậy, cần phải đề cập đến mức độ hiểu ý nhau, cùng kết hợp nhau, cũng như tính tự giác khi tham gia dàn nhạc của các nghệ nhân: Phải tuân theo kỷ luật chung, thực hiện những quy ước, nguyên tắc... để dàn nhạc là một tập thể thống nhất.

  • Phỏng vấn nghệ nhân Nguyễn Quý Cát

    Nếu mới nghe qua từng giai điệu do mỗi nghệ nhân ứng tấu khi hòa tấu “Mười bản ngự”, có thể chúng ta chưa cảm nhận được sức hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, nếu nghe nhiều lần (hoặc nếu có điều kiện nghiên cứu bài bản và giai điệu của “Mười bản ngự”) chúng ta mới cảm nhận rõ sức sống của nó cũng như tâm tư tình cảm của nghệ nhân đã đặt vào đó khi thể hiện nó. Đôi khi các giai điệu đó thật là đơn giản (ít chữ nhạc), nhưng có lúc nó lại được phức tạp hóa với nhiều chữ nhạc nhấn, luyến... để diễn tả những mong muốn và ý đồ của nghệ nhân. Từ đó khi kết hợp lại với nhau các giai điệu của từng nhạc cụ trong từng bài ở “Mười bản ngự” lại bổ khuyết, bồi đắp, hòa lẫn vào nhau và thể hiện đầy đủ toàn cảnh bức tranh của tác phẩm âm nhạc, làm cho người nghe một khi đã biết sẽ khó để quên cảm giác đã được nghe dàn Nhã nhạc thể hiện “Mười bản ngự”.

  • Các chữ nhạc chính của giai điệu “Lòng bản” có lúc được các nghệ nhân thực hiện sớm hơn, hoặc muộn hơn so với vị trí chính thức của nó. Đây chính là những giá trị nghệ thuật hòa tấu “Mười bản ngự”.

    Dưới đây là một số minh họa về những giá trị nghệ thuật đặc trưng riêng biệt của “Mười bản ngự”:

    1.  Phẩm tiết

  • 2.  Nguyên tiêu:

  •  

     

  •  
     

     

  • 3.  Hồ quãng:

  • 4.  Liên hoàn:

  •  

  •  

  • 5.  Bình bán:

  •  

  • 6.  Tây mai:

  •  

  • 7.  Kim tiền:

  • 8.  Xuân phong:

  •  9.  Long hổ:

  • 10. Tẩu mã:

 

Âm nhạc cung đình Việt Nam – Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn là bộ phận quan trọng trong kho tàng di sản văn hóa nói chung và âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng, là hạt nhân của bộ phận âm nhạc bác học cổ điển. Loại hình âm nhạc này đã đạt đến đỉnh cao vào thế kỉ XIX và được thừa nhận, tôn vinh là kiệt tác tiêu biểu cho tài năng sáng tạo, cũng như thể hiện bản sắc của văn hóa Việt Nam. Nhã nhạc vốn được tạo ra để phục vụ cho triều đình, nên nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống cung đình. Các qui định về dàn nhạc, cách thức trình tấu, kết cấu từng bài bản cụ thể đều rất chặt chẽ.

Trọng Bình
Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế