TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
Đối với các nhà nghiên cứu và các nghệ nhân Nhã nhạc “Tam luân cửu chuyển” còn là sợ dây gắn kết con người với vũ trụ.
Các nhạc công Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế trình diễn bài bản Nhã nhạc "Tam luân cửu chuyển" tại đàn Nam Giao
Nhà nghiên cứu Phạm Đức Thành Dũng cho rằng: “Trong tất cả những quan điểm đã khảo cứu về Tam luân, thì Tam luân có nghĩa là, chỉ cho 3 lớp vật chất cấu tạo thành khí thế giới, đó là: Phong luân (Phạm: Vàyumaịđala), cũng gọi phong giới; Thủy luân (Phạm: Jala-maịđala), cũng gọi Thủy giới; Kim luân (Phạm: Kàĩcanamaịđala), cũng gọi Kim tính địa luân, Địa luân, Địa giới: Do sức nghiệp của hữu tình va đập vào thủy luân mà kết thành vàng (kim) trên thủy luân. Và vì ý nghĩa tương sinh tương khắc trong Ngũ hành, cũng như ý nghĩa là Vũ trụ luân trong Phật giáo, nên Tam luân Cửu chuyển luôn là khúc nhạc mở đầu như chuyển vận hợp nhất con người với trời đất. Tùy vào lễ nghi mà có thể đưa bài bản này vào, song ý nghĩa chung là vậy”.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Hải Trung: “Thời trung đại, với quan niệm Thiên nhân hợp nhất, bài bản này đã trở thành chiếc cầu nối tâm linh giữa trời đất và con người gắn với quan niệm về tam tài và thuyết thiên mệnh một cách sâu sắc.
Quan niệm Vua là thiên tử, con trời thừa mệnh trời để cai trị thiên hạ nên ý nghĩa của bài bản là thể hiện sự tương thông trong ý thức của hoàng đế với mệnh trời.
Tiết tấu bài bản có ba hồi (Tam luân) với chín lần chuyển tiết tấu (cửu chuyển) cũng gắn với quan niệm tam tài cũng như ngôi cửu ngũ, cửu trùng trong thuyết chính danh theo quan điểm Nho giáo ngày xưa. Ngoài ra cửu chuyển còn gắn với số 9, con số theo quan niệm thời bấy giờ là ứng với ngai thiên tử, là địa vị độc tôn (Cửu ngũ cư tôn) một quan niệm bao trùm của thuyết thiên mệnh”.
Các nghệ nhân Nhã nhạc CLB Phú Xuân trình diễn bài bản Nhã nhạc "Tam luân cửu chuyển"
Theo các nghệ nhân Nhã nhạc “Tam luân cửu chuyển” có nội dung được đề cập đó là: luân 1, ba chuyển; luân 2, ba chuyển; luân 3, ba chuyển... thể hiện rất rõ tính “luân hồi”[1] theo quan niệm của Phật giáo.
Khi trình diễn bài bản Nhã nhạc này, các nghệ nhân Nhã nhạc cũng đã có quan niệm về ý nghĩa của các Roi trống đôi (sau đây viết tắc là: T2), đó là số lượng T2 được thay đổi tuỳ lúc, tuỳ theo thời kỳ[2],nên ý nghĩa của chúng cũng bị thay đổi theo:
Ba T2: Tam cương, theo quan niệm của Nho giáo là ba mối quan hệ rường cột cơ bản: Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng - Vợ. Trong đó, vua là rường cột của bề tôi, cha là rường cột của con, chồng là rường cột của vợ. Thật ra, suy cho cùng “Tam cương” đề đạt mục đích cao nhất là “Trung quân” (trung thành tuyệt đối với vua), thể hiện tính tập trung, tính chuyên chế của chế động phong kiến. Tuy nhiên, theo quan niệm của Phật giáo, ý nói chúng sanh đều do ba nghiệp (thân, khẩu, ý) tạo ác sau đoạ vào ba đường khổ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh). Ba T2 cũng có nghĩa là trừ tam độc (tham, sân, si), để chứng tam đức (pháp thân, bát nhã, giải thoát)
Năm T2: Ngũ thường theo quan niệm của Nho giáo, là năm cái thường lý, thường tình của con người: Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín. Con người phải có đủ “Ngũ thường” để thực hiện đạo “Tam cương”. “Tam cương”, “Ngũ thường” gọi tắc là “Cương Thường”, là cái hình thành nên chuẩn mực đạo đức và mô hình con người của chế độ phong kiến. Năm T2 còn là năm mối quan hệ cơ bản giữa người và người trong xã hội: vua – tôi; cha – con; chồng – vợ; anh – em; bạn – bạn (Ngũ luân: quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu). Theo các nghệ nhân, 5 T2 còn có nghĩa là tượng trưng cho ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ).
Bảy T2: Theo quan niệm Phật giáo, là tiêu biểu “thất chi tội” (thân có ba tội: sát, đạo, dâm; miệng (khẩu) có bốn tội: vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu. Bảy T2 còn là để chứng “thất giác chi” (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, định, xã)[3]
Chín T2: Theo các nghệ nhân khi thực hiện chín T2, chính là thể hiện ý nghĩa của sự trường cửu, vĩnh hằng, may mắn. Đây còn là sự thể hiện quyền lực “chí cao vô thượng” của bậc đế vương trong xã hội xưa.
Như vậy, ngoài quan niệm của các nhà nghiên cứu, thì các nghệ nhân khi trình diễn bài bản Nhã nhạc này cũng có quan niệm riêng. Quan niệm đó là số lượng roi trống (T2) được thay đổi tuỳ lúc, tuỳ theo thời kỳ[4], nên ý nghĩa của chúng cũng bị thay đổi theo.
Cũng như ở các quốc gia Châu Á khác, dưới thời quân chủ ở Việt Nam, các bài bản Nhã nhạc nói chung, bài bản Nhã nhạc “Tam luân cửu chuyển” nói riêng được xem là âm nhạc chính thống của quốc gia, của chính quyền nhà nước và đã trở thành điển chế văn hoá của các triều đại. Nhã nhạc vốn được tạo ra để để phục vụ cho triều đình, nên nó đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống cung đình. Các qui định về dàn nhạc, cách thức trình tấu, kết cấu từng bài bản cụ thể đều rất chặt chẽ, phản ánh tính chuyên nghiệp cao và được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, cùng với sự thoái trào của chế độ quân chủ, Nhã nhạc cũng mất đi môi trường diễn xướng và vai trò trong đời sống xã hội và bài bản Nhã nhạc “Tam luân cửu chuyển” cũng nằm trong hoàn cảnh đó.
Tài liệu tham khảo
[1] Bánh xe quay tròn.
[2] Trước đây ở Luân 1, các nghệ nhân thực hiện 3T2; ở Luân 2, các nghệ nhân thực hiện 5T2; ở Luân 3, các nghệ nhân thực hiện 7T2.; Luân bổ sung các nghệ nhân thực hiện khi thì 7T2, có lúc lại thực hiện 9 T2. Ở ba hồi trống tế, thường bắt đầu bằng 9 T2.
[3] Đó là Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, Hỷ giác chi, Khinh an giác chi, Định giác chi, Xả giác chi. Như bảy Giác chi này chẳng che kín, chẳng bao phủ, chẳng phiền não nơi tâm, tăng trưởng trí tuệ, là minh, là chánh giác, chuyển hướng Niết-bàn.”
[4] Trước đây ở Luân 1, các nghệ nhân thực hiện 3T2; ở Luân 2, các nghệ nhân thực hiện 5T2; ở Luân 3, các nghệ nhân thực hiện 7T2.; Luân bổ sung các nghệ nhân thực hiện khi thì 7T2, có lúc lại thực hiện 9 T2. Ở ba hồi trống tế, thường bắt đầu bằng 9 T2..