TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
히엔럼깍(HIỂN LÂM CÁC, 顯臨閣, 현람각)
히엔럼깍(Hiển Lâm Các, 顯臨閣, 현람각)은 테미에우(Thế Miếu) 구역에 위치하며, 1821년에서 1822년 사이에 건립되었습니다. 이곳은 응우옌(Nguyễn) 황제들의 공적을 기리는 기념비적 건축물로, 황제들이 신령으로서 후손들의 효심을 지켜보는 장소로 여겨졌습니다. 히엔럼깍(Hiển Lâm Các)은 황타인(Hoàng Thành) 내부에서 가장 높은 목조 건축물로, 직사각형 형태의 높은 기단 위에 세워져 있으며, 3층 구조로 설계되었습니다. 각 층은 균형 잡힌 비율로 조화를 이루며, 24개의 나무 기둥이 건축물을 견고하게 지탱합니다. 이 중 4개의 기둥은 건물 전체를 관통하며 구조의 중심을 이루고 있습니다.
첫 번째 층은 3칸 2채로 구성되어 있으며, 외부 3면은 벽돌로 벽을 세워 내부를 보호하고 기둥 구조를 보강했습니다. 중앙 출입문 위에는 "顯臨閣(Hiển Lâm Các, 현람각)"이라는 세 글자가 새겨진 대형 편액이 걸려 있으며, 액자 테두리에는 구름 속에서 용이 노니는 모습이 금박으로 채색되어 있습니다.
나무로 된 계단은 2층으로 이어지며, 세심한 조각 장식이 돋보입니다. 난간 양쪽은 "壽(수)"와 "卍(만)" 글자 모양의 장식과 기하학적 패턴으로 꾸며져 있으며, 난간의 양 끝은 용의 머리와 꼬리를 곡선미 있게 조각해 생동감을 더합니다. 계단의 단면에는 구름과 물결무늬가 조각되어 있어 자연적인 아름다움을 표현합니다.
히엔럼깍(Hiển Lâm Các)은 응우옌(Nguyễn) 왕조의 뛰어난 목조 건축 기술과 예술적 정교함을 보여주는 대표적인 유산 중 하나입니다.
히엔럼깍(Hiển Lâm Các)의 2층은 3칸으로 구성되어 있으며, 앞뒤 두 면에는 덧문이 설치되어 있습니다. 외부에는 정교하게 다듬어진 나무 난간이 둘러싸여 있고, 난간과 연결된 구조물에는 정밀한 조각이 새겨져 있어 구조적 역할뿐만 아니라 장식적 가치를 더하고 있습니다.
3층은 1칸으로 이루어져 있으며, 앞뒤 면에도 덧문이 설치되어 있습니다. 지붕은 황색 유리 기와로 덮여 있으며, 지붕 중앙에는 오색 법랑 구름 위에 금색 법랑으로 제작된 술병 모양의 장식물이 자리하고 있습니다.
히엔럼깍(Hiển Lâm Các) 1층 양쪽에는 왼쪽에는 뚜언리엣 문(cửa Tuấn Liệt, 俊烈門, 준열문), 오른쪽에는 숭꽁 문(cửa Sùng Công, 崇功門, 숭공문)이 있으며, 이들 문 위에는 각각 종루(鐘樓)와 북루(鼓樓)가 설치되어 있습니다. 이 두 문 바깥쪽에는 응우옌(Nguyễn) 왕조 공신들을 모신 좌우배전(Tả Vu - Hữu Vu)이 있습니다.
Hiển Lâm Các nằm trong khu vực Thế Miếu, được xây dựng vào năm 1821- 1822. Đây được xem như một đài kỷ niệm ghi nhớ công trạng các vua nhà Nguyễn, là nơi các hoàng đế hiển linh, chứng kiến sự hiếu thảo của con cháu khi có các cuộc lễ. Hiển Lâm Các là công trình bằng gỗ cao nhất bên trong Hoàng Thành, tòa nhà được xây trên một nền cao hình chữ nhật với kết cấu 03 tầng, giữa các tầng có tỷ lệ cân xứng, hài hòa với nhau. Kiến trúc Hiển Lâm Các vững chãi một phần nhờ vào sức chống đỡ của 24 cột gỗ, trong đó có 4 cột gỗ cao xuyên suốt 3 tầng làm xương sống cho tòa nhà. Các hệ thống liên ba, đố bản, vì kèo được những người thợ khéo léo chạm nổi các mô - típ hình con rồng cách điệu.
Tầng thứ nhất của Hiển Lâm Các có 3 gian 2 chái, ba mặt ngoài xây vách bằng gạch để che nội thất và gia cố thêm hàng cột thấp. Phía trên cửa giữa treo bức hoành phi lớn có ba chữ “Hiển Lâm Các”, khung chạm hình 9 con rồng vờn mây sơn son, thếp vàng. Chiếc cầu thang bằng gỗ nối lên tầng hai được trang trí rất tinh tế với nhiều họa tiết chạm trổ công phu. Hai tay vịn chia thành các ô trang trí hình chữ “Thọ”, chữ “Vạn” và các đường “kỷ hà”. Đầu và cuối tay vịn chạm nổi hình đầu và đuôi rồng uốn lượn mềm mại, mặt thềm cầu thang chạm hình mây, sóng nước.
Tầng thứ hai có 3 gian, hai mặt trước sau dựng cửa lá sách, chung quanh bên ngoài là một hệ thống lan can bằng gỗ trau chuốt tỉ mỉ, những con xơn chạm trổ công phu vừa có giá trị kết cấu, vừa để trang trí.
Tầng thứ ba chỉ có 1 gian, mặt trước và mặt sau dựng cửa lá sách. Mái lợp ngói Hoàng lưu ly, ở giữa đỉnh mái là hình bầu rượu bằng pháp lam màu vàng đặt trên án mây pháp lam ngũ sắc.
Hai bên mặt nền tầng một của Hiển Lâm Các là cửa Tuấn Liệt (bên trái) và Sùng Công (bên phải), phía trên cửa có đặt lầu chuông và lầu trống. Bên ngoài hai cửa này là nhà Tả Vu và Hữu Vu, nơi thờ các công thần của thời Nguyễn.
Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong