TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
타이 미에우(THÁI MIẾU, 太祖廟, 태조묘)
타이미에우(Thái Miếu, 太祖廟, 태조묘)는 1804년 자롱(Gia Long) 황제 시기에 건립되었습니다. 이 사당은 황타인(Hoàng thành) 동남쪽에 위치하며, 태조 지아주 황제(Thái Tổ Gia Dũ Hoàng đế, 太祖嘉裕皇帝, 태조가유황제- Nguyễn Hoàng)과 황후를 모시는 곳으로, 아래의 응우옌 가문의 군주들도 함께 모셔져 있습니다.
히에우딘(Hiếu Định) 황제를 제외한 나머지 군주들은 황후와 함께 같은 제단에 모셔져 있습니다. 1805년, 타이미에우(Thái Miếu)가 건립된 지 1년 후, 자롱(Gia Long) 황제는 9명의 공신의 위패를 추가로 봉안하도록 했습니다. 똔텃케(Tôn Thất Khê), 똔텁히엡(Tôn Thất Hiệp), 똔텃하오(Tôn Thất Hạo), 똔텃동(Tôn Thất Đồng), 응우옌우끼(Nguyễn Ư Kỷ), 다오주이뜨(Đào Duy Từ), 응우옌후르떤(Nguyễn Hữu Tấn), 응우옌후으닷(Nguyễn Hữu Dật), 응우옌끄찐(Nguyễn Cư Trinh). 이들은 모두 군주들에게 큰 공헌을 한 인물들입니다.
타이미에우(Thái Miếu)의 본당은 "겹집" 양식으로 설계되었으며, 본전은 13칸 2겹 처마, 전전은 13칸 2겹 처마 구조로 되어 있습니다. 본전의 동쪽에는 디엔롱득(Điện Long Đức, 용덕전), 남쪽에는 디엔찌에우낀(Điện Chiêu Kính, 소경전)이 있습니다. 디엔찌에우낀(Điện Chiêu Kính)의 서쪽에는 디엔묵뜨(Điện Mục Tư, 목사전)이 있으며, 그 북쪽에는 사각형 건물이 자리 잡고 있습니다. 타이미에우(Thái Miếu) 앞에는
각뚜이타인(Gác Tuy Thành, 수성각)이 있으며 이는 테미에우(Thế Miếu) 앞에 있는 각히엔럼(Gác Hiển Lâm)과 유사한 3층 구조로 설계되었습니다. 각뚜이타인(Gác Tuy Thành)의 남쪽 양옆에는 따부(Tả Vu)와 흐우부(Hữu Vu)라는 두 건물이 있습니다. 공신들의 위패는 이 두 건물에 함께 봉안되어 있습니다.
찌에우미에우(Triệu Miếu)와 타이미에우(Thái Miếu)의 경내에는 신주(Nhà Thần Trù, 주방)와 신고(Nhà Thần Khố, 창고)가 두 사당과 나란히 배치되어 있습니다.
Thái Miếu được xây dựng dưới thời vua Gia Long vào năm (1804). Miếu được xây dựng ở phía Đông Nam bên trong Hoàng Thành, nơi thờ đức Thái Tổ Gia Dũ Hoàng đế (chúa Nguyễn Hoàng) và Hoàng hậu và cùng thờ các chúa:
- Hiếu Văn Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Nguyên).
- Hiếu Chiêu Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Lan).
- Hiếu Triết Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Tần).
- Hiếu Nghĩa Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Trăn).
- Hiếu Minh Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Chu).
- Hiếu Ninh Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Chú).
- Hiếu Võ Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Khoát).
- Hiếu Định Hoàng đế (chúa Nguyễn Phúc Thuần).
Chỉ trừ Hiếu Định Hoàng đế, còn các chúa khác đều thờ Hoàng hậu cùng một án. Năm 1805, sau một năm xây dựng Thái Miếu, vua Gia Long đã cho đặt thờ thêm các bài vị của những công thần: Tôn Thất Khê, Tôn Thất Hiệp, Tôn Thất Hạo, Tôn Thất Đồng, Nguyễn Ư Kỷ, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tấn, Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Cư Trinh, đều là những người có công lớn đối với các Chúa.
Toà nhà chính kiến trúc theo kiểu “nhà kép”, chính đường 13 gian 2 chái kép, tiền đường 13 gian 2 chái đơn. Phía Đông nhà chính là điện Long Đức, phía Nam có điện Chiêu Kính. Đối diện với điện Chiêu Kính ở phía Tây là điện Mục Tư, phía Bắc điện này có toà nhà vuông. Phía trước Thái Miếu có gác Tuy Thành (tên cũ là gác Mục Thanh) kết cấu 3 tầng, hình thức tương tự gác Hiển Lâm ở phía trước của Thế Miếu. Phía Nam gác Tuy Thành, hai bên có nhà Tả Vu và Hữu Vu. Bài vị của các công thần được đặt phối thờ ở hai nhà này.
Trong khuôn viên của Triệu Miếu và Thái Miếu, có nhà Thần Trù (nhà bếp), Thần Khố (nhà kho) nằm song song với hai tòa miếu.
Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong