12/12/2024 11:47:15 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
THẾ MIẾU (THẾ TỔ MIẾU(세묘, 世廟)

테 미에우(THẾ MIẾU, 世廟, 세묘)

응우옌(Nguyễn) 왕조의 황제들은 유교 사상을 바탕으로 나라를 다스렸으며, 이 사상은 국가 체제뿐만 아니라 건축물 설계에도 영향을 미쳤습니다. 중국의 봉건 왕조와 달리, 응우옌(Nguyễn) 왕조는 황타인(Hoàng Thành) 내에 5개의 제사를 지내는 사당을 세웠습니다. 이 사당은 찌에우또미에우(Triệu Tổ Miếu, 肇祖廟, 조조묘), 타이또미에우(Thái Tổ Miếu, 太祖廟, 태조묘), 흥또미에우(Hưng Tổ Miếu, 興祖廟, 흥조묘), 테미에우(Thế Miếu, 世廟, 세묘) 그리고 디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên, 奉先殿, 봉선전)으로 이루어져 있습니다.

또한 매년 정기적으로 제사를 지냈는데 다이뜨(Đại tự, 大祀, 대사), 쭝뜨(Trung tự, 中祀, 중사), 꽌뜨(Quần tự, 群祀, 군사) 등의 체계적인 순서에 따라 엄격히 진행하였습니다. 이 중 테미에우(Thế Miếu)는 대사(大祀)로 지정되어 가장 중요한 제사를 지내는 장소이며, 현재까지도 응우옌(Nguyễn) 왕조의 제사 공간 중 가장 잘 보존된 곳입니다.

테미에우(Thế Miếu)는 1821년부터 1823년까지 민망(Minh Mạng) 황제 치세에 건축되었습니다. 이곳은 테또까오 황제(Thế Tổ Cao Hoàng Đế, 世祖高皇帝, 세조고황제-자롱(Gia Long) 황제)를 모시기 위해 지어진 사당으로, 이름도 그의 묘호에서 따서 명명되었습니다. 이후 응우옌(Nguyễn) 왕조의 황제들이 서거한 후 이곳에 추가로 모셔졌습니다.

많은 역사적 변화를 거치고 여러 차례 보수와 수리를 진행했지만, 테미에우(Thế Miếu 는 여전히 원래의 건축 양식을 잘 유지하고 있습니다.

테미에우(Thế Miếu)는 "중량중첨(trùng lương trùng thiềm, 重樑重簷)" 양식으로 설계되었습니다. 이는 두 겹의 지붕과 두 개의 대들보가 "쩐트아르우(trần thừa lưu, 餘流, 여류)" 또는 "쩐보꾸아(trần vỏ cua-게 껍데기 천장)"로 불리는 구조로 연결되어, 넓고 엄숙한 내부 공간을 형성합니다.

본당(Nhà chính, 正堂)은 9칸과 2개의 겹 측면 구조로 이루어져 있으며, 전당(Nhà trước, 前堂)은 11칸과 2개의 단 측면 구조로 본당과 "게 껍데기 대들보"로 정교하게 조각된 연결 구조를 통해 연결되어 있습니다. 지붕은 황색 유리 기와로 덮여 있으며, 지붕 정상에는 다채로운 색상의 법랑으로 만들어진 태극장식이 부착되어 있습니다.

테미에우(Thế Miếu)는 응우옌(Nguyễn) 왕조 건축물 중에서 가장 많은 오티화(ô thi họa, 詩畵, 시화)로 장식된 건축물입니다. 총 676개의 시(詩) 장식이 연바 (liên ba), 도판 (đố bản), 고첨(cổ diềm) 등에 새겨져 있으며, 각 시구는 음각으로 새기어 글씨를 도드라지게 하는 고급 조각 기술로 제작되었습니다. 이 모든 장식은 붉은 칠과 금박으로 마감되어 화려하고 독특한 서예 작품으로 거듭났습니다.

시구의 내용은 주로 자롱 황제(Vua Gia Long, 嘉隆帝, 가륭제)의 공적과 왕조 설립, 국토 확장에 대한 찬양이며, 유교 사상을 기반으로 한 치국 이념인 수신(修身), 제가(齊家), 치국(治國) 등의 사상이 담겨 있습니다.

테미에우(Thế Miếu)의 제단은 바깥쪽부터 안서(案祀, án thờ), 제단(祀桌, bàn thờ), 제단상(祀榻, sập thờ), 신위(神位, khám thờ)의 순서로 배치됩니다. 가운데 칸에는 자롱(Gia Long) 황제와 두 황후(트아티엔(Thừa Thiên), 투언티엔(Thuận Thiên))의 제단이 위치하며, 나머지 황제들의 제단은 "좌소우목(左昭右穆)" 원칙에 따라 양옆 칸에 배치됩니다. 다만, 응우옌(Nguyễn) 왕조의 가법에 따라 폐위되거나 왕위를 포기한 황제들은 테미에우(Thế Miếu)에 모실 수 없었습니다.

1958년 이전까지는 테미에우(Thế Miếu)에는 7명의 황제와 그들의 황후의 안서가 배치되어 있었습니다:

1. 테또까오 황제(Thế Tổ Cao Hoàng Đế, 世祖高皇帝, 세조고황제-자롱(Gia Long) 황제)와 두 황후(트아티엔(Thừa Thiên), 투언티엔(Thuận Thiên)): 가운데 칸

2. 타인또년 황제(Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, 聖祖仁皇帝, 성조인황제-민망(Minh Mạng) 황제)와 황후: 가운데 칸에서 왼쪽 첫 번째 칸.

3. 히엔또쯔엉 황제 (Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, 憲祖章皇帝, 헌조장황제-티에우찌(Thiệu Trị) 황제)와 황후: 가운데 칸에서 오른쪽 첫 번째 칸.

4. 즉똥아인 황제(Dực Tông Anh Hoàng Đế, 翼宗英皇帝, 익종영황제-뜨득(Tự Đức) 황제)와 황후: 가운데 칸에서 왼쪽 두 번째 칸.

5. 지안똥응이 황제 (Giản Tông Nghị Hoàng Đế, 簡宗毅皇帝, 간종의황제-끼엔푹(Kiến Phúc) 황제): 가운데 칸에서 오른쪽 두 번째 칸.

6. 까인똥투언 황제(Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế, 景宗純皇帝, 경종순황제-동카인(Đồng Khánh) 황제)와 황후: 가운데 칸에서 왼쪽 세 번째 칸.

7. 홍똥뚜옌 황제(Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế, 弘宗宣皇帝, 홍종선황제-카이딘(Khải Định) 황제)와 황후: 가운데 칸에서 오른쪽 세 번째 칸.

1958년 10월, 응우옌푹 가문(Nguyễn Phúc, 阮福, 완복) 후손들의 협의로 애국 군주인 함응이 황제(Hàm Nghi, 咸宜帝, 함의제), 타인타이 황제(Thành Thái, 成泰帝, 성태제), 주이떤 황제 (Duy Tân, 維新帝, 유신제) 세 황제를 테미에우(Thế Miếu)에 모셔 그들의 업적을 기리기로 하였습니다. 이들의 제단 배치는 다음과 같습니다:

8. 함응이(Hàm Nghi) 황제의 제단은 가운데 칸에서 왼쪽 네 번째 칸에 배치되었습니다.

9. 타인타이(Thành Thái) 황제의 제단은 가운데 칸에서 왼쪽 다섯 번째 칸에 배치되었습니다.

10. 주이떤(Duy Tân) 황제의 제단은 가운데 칸에서 오른쪽 네 번째 칸에 배치되었습니다.

응우옌(Nguyễn) 왕조의 13대 황제 중에 죽득 황제(Dục Đức, 育德帝, 육덕제), 히엡화 황제 (Hiệp Hòa, 協和帝, 협화제), 바오다이 황제(Bảo Đại, 保大帝, 보대제)는 테미에우(Thế Miếu)에 모셔지지 않았습니다.

 

테미에우(Thế Miếu) 앞에는 넓은 정원이 있으며, 양쪽에는 동으로 만들어진 위엄 있는 한 쌍의 기린이 있는 정자가 자리 잡고 있습니다. 특히, 테미에우(Thế Miếu) 서쪽 문 모퉁이에는 매우 아름다운 곡선 형태를 가진 소나무 고목이 있는데, 이는 테미에우(Thế Miếu) 건립 시 심어진 것으로 전해집니다.

흥미에우(Hưng Miếu, 興廟, 흥묘)와 테미에우(Thế Miếu, 世廟, 세묘) 구역 내에는 신주 (Thần Trù, 神廚, 주방)와 신고 (Thần Khố, 神庫, 창고)가 각각 두 묘와 평행하게 배치되어 있습니다.

Các vị vua nhà Nguyễn sử dụng hệ tư tưởng Nho giáo để cai trị đất nước, hệ tư tưởng này đã ảnh hưởng đến cả thể chế và kiến trúc xây dựng trên các công trình. Khác với triều đình phong kiến Trung Hoa, nhà Nguyễn đã cho xây dựng trong Hoàng Thành 5 ngôi miếu thờ: Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu và điện Phụng Tiên; đồng thời hàng năm đặt ra nhiều lễ để thờ cúng, công việc thờ cúng được sắp đặt một cách quy củ và theo trình tự (Đại tự - Trung tự và Quần tự). Trong đó, Thế Tổ Miếu được đưa vào hàng đại tự, đây cũng là khu vực thờ tự còn khá nguyên vẹn nhất của triều Nguyễn.

Thế Tổ Miếu được xây dựng từ năm 1821 - 1823, dưới thời vua Minh Mạng để thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vua Gia Long) và danh xưng Thế Tổ Miếu được đặt theo miếu hiệu này; và về sau, để thờ các vị vua của triều Nguyễn sau khi họ băng hà. Trải qua nhiều biến cố lịch sử và nhiều lần tu bổ, sửa chữa, Thế Tổ Miếu vẫn giữ nguyên kiểu kiến trúc ban đầu.

Về kiến trúc Thế Tổ Miếu được thiết kế theo lối kiến trúc “trùng lương trùng thiềm”, gồm hai bộ mái với hai bộ kèo được nối với nhau bằng “trần thừa lưu” (còn gọi là trần vỏ cua), tạo thành một không gian nội thất chung, rộng rãi và thâm nghiêm. Nhà chính có 9 gian và 2 chái kép, nhà trước có 11 gian và 2 chái đơn nối liền nhau bằng vì vỏ cua chạm trổ rất tinh xảo. Phần mái ngói của Thế Miếu được lợp ngói hoàng lưu ly, trên đỉnh nóc gắn thái cực bằng pháp lam màu sắc rực rỡ.

Thế Tổ Miếu là công trình được trang trí nhiều ô thi họa nhất, có đến 676 ô thơ nằm trên các liên ba, đố bản, cổ diềm. Mỗi ô thơ đều chạm rất công phu bằng kỹ thuật chạm âm nền xuống để nổi bật chữ lên, tất cả đều được sơn son thếp vàng, trở thành một bức thư pháp rực rỡ và độc đáo vô cùng. Nội dung các ô thơ ở đây chủ yếu ngợi ca công đức của vua Gia Long, tán tụng công lao khôi phục cơ đồ, khai sáng triều đại, mở mang bờ cõi… Bên cạnh đó, lồng vào những tư tưởng sử dụng trong việc cai trị nước, chủ yếu dựa trên nền tảng Nho học:  tu thân, tề gia, trị quốc…

Ở mỗi gian được sắp xếp: ngoài cùng là án thờ, tiếp đến là bàn thờ, sập thờ và trong cùng là khám thờ. Án thờ vua Gia Long và hai Hoàng hậu đặt ở gian chính giữa, các án thờ của những vị vua còn lại được đặt ở hai bên theo nguyên tắc “tả chiêu, hữu mục” để sắp đặt. Theo gia pháp của họ Nguyễn, các vị vua bị “phế đế”, “xuất đế” thì không được thờ trong tòa miếu này.

Vì vậy trước năm 1958, bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ của các vị vua dưới đây:

1. Án thờ Thế Tổ Cao Hoàng Đế (vua Gia Long) và hai Hoàng hậu Thừa Thiên, Thuận Thiên (gian chính giữa).

2. Án thờ Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế (vua Minh Mạng) và Hoàng hậu ở gian gian thứ nhất bên trái (tính từ gian giữa).

3. Án thờ Hiến Tổ Chương Hoàng Đế (vua Thiệu Trị) và Hoàng hậu ở gian thứ nhất bên phải (tính từ gian giữa).

4. Án thờ Dực Tông Anh Hoàng Đế (vua Tự Đức) và Hoàng hậu ở gian thứ hai bên trái (tính từ gian giữa)

5. Án thờ Giản Tông Nghị Hoàng Đế (vua Kiến Phúc) ở gian thứ hai bên phải (tính từ gian giữa).

6. Án thờ Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế (vua Đồng Khánh) và Hoàng hậu ở gian thứ ba bên trái (tính từ gian giữa).

7. Án thờ Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế (vua Khải Định) và Hoàng hậu ở gian thứ ba bên phải (tính từ gian giữa).

Đến tháng 10/1958, ba vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân đã được con cháu trong hội đồng Nguyễn Phúc Tộc đưa vào thờ trong miếu, được sắp đặt như sau:

8. Án thờ vua Hàm Nghi được đặt ở gian thứ tư bên trái (tính từ gian giữa).          

9. Án thờ vua Thành Thái đặt ở gian thứ năm bên trái (tính từ gian giữa)

       10. Án thờ vua Duy Tân đặt ở gian thứ tư bên phải (tính từ gian giữa).

       Trong 13 đời vua nhà Nguyễn, 3 vị vua: Dục Đức, Hiệp Hòa và Bảo Đại không được thờ tự trong miếu này.

Ở phía trước Thế Miếu là một khoảng sân rộng, hai bên có đôi Kỳ Lân bằng đồng đứng uy nghiêm trong thiết đình. Đặc biệt ở góc cửa phía Tây của Thế Miếu có một cây thông cổ thụ, hình dáng uốn lượn rất đẹp, tương truyền được trồng từ khi xây dựng miếu. Trong khuôn viên của Hưng Miếu và Thế Miếu có nhà Thần Trù (nhà bếp), Thần Khố (nhà kho) nằm song song với hai tòa miếu.

Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>