TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
끄우비턴꽁(CỬU VỊ THẦN CÔNG, 九位神功, 구위신공)은 ‘9개의 신성한 대포’라는 뜻으로 자롱(Gia Long) 황제 시절인 1803년에 주조되었으며 1804년 1월에 완성하였습니다. 각 대포의 길이는 5.1m이고 무게는 11톤에 달합니다. 이 대포들은 떠이선(Tây Sơn) 왕조의 무기에서 나온 대량의 동을 활용하여 제작한 것으로 새로운 왕조의 힘과 권력을 상징하는 전리품으로서의 의미를 지니고 있습니다.
각 대포에는 사계절과 오행에 따라 순서대로 이름이 새겨져 있습니다. 테년 문(cửa Thể Nhơn) 안쪽에 있는 4개의 대포는 봄(Xuân), 여름(Hạ), 가을(Thu), 겨울(Đông)의 순서대로 이름이 붙어 있습니다. 꽝득 문(cửa Quảng Đức) 안쪽 오른쪽에 있는 5개의 대포는 순서대로 각각 금(Kim), 목(Mộc), 수(Thuỷ), 화(Hỏa), 토(Thổ)라는 이름이 붙어 있습니다. 1816년에 자롱(Gia Long) 황제는 9개의 대포에 “神威無敵上將軍, (신위무적장군)”이라는 칭호를 수여했는데, 이는 신처럼 군대를 통솔하고 용감무쌍한 장군이라는 의미를 담고 있습니다.
끄우비턴꽁(Cửu Vị Thần Công)은 역사적인 가치 외에도 높은 예술적 가치를 가지고 있습니다. 대포를 주조하는 기술, 본체와 받침대에 새겨진 장식 조각들의 기술은 매우 정교하고 섬세합니다. 끄우비턴꽁(CỬU VỊ THẦN CÔNG)은 베트남에서 가장 큰 대포로, 19세기 초 최고의 수준에 도달한 베트남의 청동 주조 기술을 엿볼 수 있는 예술 작품 중 하나입니다. 2012년 끄우비턴꽁(CỬU VỊ THẦN CÔNG)은 국보로 지정되었습니다.
Cửu Vị Thần Công là tên gọi của 9 khẩu đại pháo bằng đồng, được đúc dưới thời vua Gia Long năm 1803 và hoàn tất vào tháng 01 năm 1804. Mỗi khẩu dài 5,1m và nặng gần 11 tấn. Một khối lượng đồng lớn thu được từ những vũ khí của nhà Tây Sơn đã được vua Gia Long cho đem nấu chảy, đúc thành 9 khẩu súng lớn, xem như một chiến lợi phẩm tượng trưng cho vương triều mới.
Trên mỗi khẩu thần công được khắc tên theo thứ tự tương ứng với Tứ thời và Ngũ hành. Bốn khẩu bên trái (bên trong cửa Thể Nhơn) có thứ tự từ 1 đến 4 là: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Năm khẩu bên phải (bên trong cửa Quảng Đức) có thứ tự từ 5 đến 9 là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa, Thổ. Năm 1816, vua Gia Long đã sắc phong cho cả 9 khẩu đại pháo này danh hiệu“Thần Oai Vô địch Thượng Tướng Quân” (hàm nghĩa: Vị thống lãnh quân đội tối cao uy dũng vô địch ngang hàng với thần linh).
Ngoài giá trị lịch sử, Cửu Vị Thần Công còn mang giá trị nghệ thuật cao. Từ kỹ thuật đúc đồng, nghệ thuật trang trí và chạm khắc trên thân súng cũng như trên giá súng đều rất điêu luyện và tinh xảo. Đây là những khẩu súng thần công lớn nhất Việt Nam, là một trong những bộ tác phẩm mỹ thuật bằng đồng đạt tới đỉnh cao của nghề đúc đồng Việt Nam ở đầu thế kỷ XIX. Năm 2012, Cửu Vị Thần Công đã được công nhận là Bảo vật quốc gia.