TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
꿍콘타이(Cung Khôn Thái, 坤泰宮, 곤태궁)은 응우옌(Nguyễn) 왕조에서 황후들의 생활과 거주를 위해 건축된 세 개의 궁전 중 하나입니다.
건축 구조를 살펴 보면, 꿍콘타이(Cung Khôn Thái)의 중심 전각인 까오민쭝찐(Cao Minh Trung Chính, 高明中正, 고명중정)은 후에 궁정 건축 양식의 특징을 가지고 있습니다.
이 궁전은 황타인(Hoàng Thành)과 뜨껌타인(Tử Cấm Thành)의 중심 축선에 위치한 유일한 여성 전각으로, 디엔껀타인(Điện Càn Thành) 바로 뒤에 있습니다. 이는 아내는 항상 남편 곁에 있어야 하며 가정을 관리하고 돕는 역할을 한다는 베트남인들의 생활 철학과 윤리관을 반영하고 있습니다. 비록 황제는 많은 후궁과 미녀들을 거느렸지만, 일반 가정과 마찬가지로 가문의 전체를 관리하는 공식적인 아내, 황후가 반드시 있었습니다.
응우옌(Nguyễn) 왕조의 공식 역사 기록에 명시된 바에 따르면, 꿍콘타이(Cung Khôn Thái)는 초기에 다른 베트남 왕조와는 달리 황후가 아닌 황귀비의 거주지로 사용되었습니다.
응우옌(Nguyễn) 왕조 143년 동안, 생전에 황후로 책봉된 이는 단 두 명뿐이었습니다. 그들은 자롱(Gia Long) 황제의 아내인 트아티엔까오 황후(Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, 承天高皇后, 승천고황후)와 바오 다이(Bảo Đại) 황제의 아내인 남프엉 황후(Nam Phương Hoàng hậu, 南芳皇后, 남방황후)였습니다. 그 외 황제의 아내들은 사후에야 황후로 추대되었습니다.
꿍콘타이(Cung Khôn Thái)는 건립 이후 자롱(Gia Long), 민망(Minh Mạng), 티에우 찌(Thiệu Trị) 황제 시기에 여러 차례 수리되었으며 바오다이(Bảo Đại) 황제 시기에 황제가 새 거처로 러우끼엔쭝(Lầu Kiến Trung, 建中樓, 건중루)을 택하자 공식적으로 해체되었습니다.
현재 꿍콘타이(Cung Khôn Thái)는 뜨껌타인(Tử Cấm Thành) 내에 있으나 폐허로 남아 있습니다.
Cung Khôn Thái là một trong ba cung điện được triều đình nhà Nguyễn xây dựng nhằm phục vụ cho việc ăn ở sinh hoạt của các bà Hoàng hậu. Về kết cấu kiến trúc, cung Khôn Thái với điện chính là Cao Minh Trung Chính mang đặc điểm của kết cấu kiểu cung đình Huế. Đây là cung điện dành cho nữ giới duy nhất nằm trên trục chính của Hoàng Thành và Tử Cấm Thành (nằm ngay sau lưng của điện Càn Thành), thể hiện được tư tưởng đạo lý sinh hoạt của người Việt Nam, vợ luôn luôn là người bên cạnh chồng, giúp chồng quản lý mọi việc trong gia đình. Gia đình hoàng gia cũng vậy, mặc dù vua có rất nhiều cung tần, mỹ nữ trong cung điện, nhưng vẫn có một người vợ chính thức nhằm quản lý đại gia đình hoàng gia ấy.
Ban đầu chức năng chính của tòa cung điện này được ghi rõ trong chính sử nhà Nguyễn, là nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng quý phi, chứ không phải là Hoàng hậu như các triều đại khác của Việt Nam. Trong quá trình tồn tại 143 năm của triều đại nhà Nguyễn thì chỉ có hai vị Hoàng hậu được sách lập khi đang còn tại thế, đó là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long) và Nam Phương Hoàng hậu (vợ vua Bảo Đại), còn lại các bà vợ vua khác chỉ được phong Hoàng hậu khi họ đã mất.
Từ khi được xây dựng, cung Khôn Thái cũng đã được sửa chữa nhiều lần vào thời kỳ Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và chính thức bị hạ giải vào thời vua Bảo Đại, sau khi nhà vua chọn lầu Kiến Trung làm nơi ăn ở và sinh hoạt cho cả gia đình của mình. Hiện nay cung Khôn Thái cũng chỉ còn là một phế tích nằm trong khu vực Tử Cấm Thành.
Ảnh: nguồn wikipedia https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n_C%C3%A0n_Th%C3%A0nh_%28Ho%C3%A0ng_th%C3%A0nh_Hu%E1%BA%BF%29