11/12/2024 11:08:32 SA
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
디엔끼엔쭝(ĐIỆN KIẾN TRUNG, 建中殿, 건중전)
Điện Kiến Trung nhìn từ mặt chính - Ảnh:Nguyễn Tấn Anh Phong
Điện Kiến Trung nhìn từ mặt chính - Ảnh:Nguyễn Tấn Anh Phong

디엔끼엔쭝(Điện Kiến Trung, 建中殿, 건중전), 또는 끼엔쭝러우(Kiến Trung Lâu, 建中樓, 건중루)는 1923년 카이딘(Khải Định) 황제 시기에 건설된 궁전으로, 뜨껌타인(Tử Cấm Thành)의 북쪽 끝에 위치한 다섯 개의 주요 건물 중 하나입니다. 이곳은 응우옌(Nguyễn) 왕조의 마지막 두 황제인 카이딘(Khải Định) 황제와 바오다이(Bảo Đại) 황제가 업무를 보고 생활하던 장소였습니다.

이 장소에는 이전에 두 개의 건축물이 있었는데 러우민비엔(Lầu Minh Viễn, 明遠樓, 명원루)과 러우주끄우(Lầu Du Cửu, 遊玖樓, 유구루)입니다.

  • 러우민비엔(Lầu Minh Viễn, 明遠樓, 명원루)는 1827년 민망(Minh Mạng) 황제 시기에 건설된 목조 건물로, 높이는 지면에서 15.80m에 달하며 3층으로 이루어진 비교적 큰 규모의 건물이었습니다. 이곳은 황제가 가끔 풍경을 감상하고 바람을 쐬기 위해 올라가던 장소였습니다.
  • 티에우찌(Thiệu Trị) 황제 시기에 러우민비엔(Lầu Minh Viễn)이 보수되었고 건물 꼭대기에 밤마다 빛을 발하는 구슬(dạ minh châu, 夜明珠, 야명주)가 설치되었습니다. 러우민비엔(Lầu Minh Viễn)은 티에우찌(Thiệu Trị) 황제가 선정한 “신경이십경(Thần Kinh Nhị Thập Cảnh, 神京二十景)" 중 첫 번째로 꼽히는 아름다운 경치였습니다.

그러나 이 건축물은 뜨득(Tự Đức) 황제 시기에 철거되었습니다. 약 50년간의 사용으로 건물이 심각하게 노후되었을 뿐만 아니라, 당시 남찌에우(Nam Triều, 南朝, 남조)가 재정적으로 어려움을 겪고 있었기 때문입니다. 특히 프랑스 제국주의 열강의 침략으로 인해 어려움을 겪던 시기였습니다.

1913년, 주이떤(Duy Tân) 황제는 러우민비엔(Lầu Minh Viễn) 터에 새로운 건물을 짓고 러우주끄우(Lầu Du Cửu, 遊玖樓, 유구루)라고 이름을 붙였습니다. 이 건물은 2층으로, 비교적 간단한 건축 양식을 가지고 있었습니다.

1916년에 즉위한 카이딘(Khải Định) 황제는 러우주끄우(Lầu Du Cửu)의 이름을 러우끼엔 쭝(Lầu Kiến Trung, 建中樓, 건중루)로 바꾸었고 1921년부터 1923년까지 러우끼엔쭝(Lầu Kiến Trung)을 완전히 새롭게 재건했습니다. 새 건축물은 프랑스, 이탈리아 르네상스, 그리고 베트남 전통 건축 양식을 혼합한 동서양 통합 스타일로 설계되었습니다.

카이딘(Khải Định) 황제 치세 동안(1916~1925), 베트남의 주권 대부분은 이미 프랑스 식민지 세력의 손에 넘어갔고, 서양 문화가 베트남에 강하게 영향을 미쳤습니다. 특히 1922년에는 카이딘(Khải Định) 황제는 유럽으로 여행을 다녀왔습니다. 이로 인해 당시 황제의 지시로 개조되거나 새롭게 건설된 대부분의 건축물에는 현대적 요소와 새로운 건축 기술이 많이 반영되었습니다.

카이딘(Khải Định) 황제는 전통적으로 목재, 석재, 벽돌, 석회 등 지역에서 주로 사용되던 건축 자재 대신, 콘크리트, 철강, 도자기 조각, 유리 등 더욱 견고한 재료를 선호했습니다. 당시 왕릉과 궁전에는 현대적 기술과 설비가 도입되어, 전기 조명, 상수도, 분수, 피뢰침, 철문 등이 사용되었습니다.

카이딘(Khải Định) 황제가 붕어한 후, 바오다이(Bảo Đại) 황제는 궁전을 개조하고 서양식 편의시설을 추가로 설치하였습니다. 이로 인해 디엔끼엔쭝(Điện Kiến Trung)은 왕실 가족의 거주 공간으로 사용되었으며, 바오다이(Bảo Đại) 황제, 남프엉(Nam Phương) 황후, 바오롱(Bảo Long) 황태자 그리고 황녀 프엉마이(Phương Mai), 프엉리엔(Phương Liên), 프엉중(Phương Dung)과 바오탕(Bảo Thăng) 황자가 함께 살았습니다.

1945년 8월 29일, 디엔끼엔쭝(Điện Kiến Trung)은 중요한 역사적 사건의 장소가 되었습니다. 이 날은 바로 바오다이(Bảo Đại) 황제가 임시정부 대표단을 처음 만나 공식적으로 퇴위를 논의하고 국가 통치권을 임시정부에 이양한 날입니다.

1947년에 디엔끼엔쭝(Điện Kiến Trung)은 완전히 파괴되었고, 현재는 터만 남아 있습니다. 그러나 2019년 2월 16일, 고도 후에 유적 보존 센터 (Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế)는 디엔끼엔쭝(Điện Kiến Trung) 복원 및 보존 프로젝트를 시작하였습니다. 5년 후, 202년 초에 디엔끼엔쭝(Điện Kiến Trung)은 화려하면서도 아시아와 유럽의 조화가 돋보이는 웅장한 "별궁"으로 재탄생했습니다.

Điện Kiến Trung (tên chữ là Kiến Trung Lâu) là cung điện được xây dựng năm 1923 dưới thời vua Khải Định, là 1 trong 5 công trình lớn nằm ở điểm cuối cực Bắc của trục dũng đạo xuyên qua trung tâm của Tử Cấm Thành. Đây là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, vua Khải Định và vua Bảo Đại.

Nguyên tại địa điểm này, trước đây đã từng có hai công trình, đó là lầu Minh Viễn, rồi đến lầu Du Cửu. Lầu Minh Viễn được xây dựng vào năm 1827 dưới thời vua Minh Mạng, đây là tòa nhà làm bằng gỗ khá to lớn, gồm có 3 tầng, cao 15,80m so với mặt đất, là nơi thỉnh thoảng nhà vua lên ngắm cảnh và hóng mát. Đến thời Thiệu Trị, vua đã cho trùng tu lầu Minh Viễn và cho đặt trên nóc lầu một viên dạ minh châu đêm đêm tỏa sáng, lầu Minh Viễn đã được vua Thiệu Trị xếp là cảnh đẹp đầu tiên trong “Thần Kinh nhị thập cảnh” (20 mươi thắng cảnh của đất Thần Kinh).

Tuy nhiên, công trình kiến trúc này đã bị triệt giải dưới thời vua Tự Đức, có lẽ một phần vì nó đã bị xuống cấp trầm trọng sau gần nửa thế kỷ tồn tại, cũng là lúc Nam triều đang gặp phải nhiều khó khăn trên nhiều phương diện, đặc biệt là vấn đề tài chính do cuộc xâm lược của thực dân Pháp gây ra. Vào năm 1913 vua Duy Tân đã cho xây dựng lên trên nền cũ tòa nhà này một tòa lầu khác theo kiểu mới và đặt tên là lầu Du Cửu. Tòa lầu mới này chỉ có 2 tầng với kiến trúc tương đối đơn giản. Sau khi lên ngôi vào năm 1916, vua Khải Định đã đổi tên lầu Du Cửu thành lầu Kiến Trung, từ năm 1921 đến năm 1923 vua đã cho xây dựng lại lầu Kiến Trung hoàn toàn mới, với kiểu thức là hợp thể phong cách giữa Á và Âu, bao gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý, cùng pha thêm kiến trúc cổ truyền Việt Nam.

Dưới thời Khải Định (1916 - 1925), phần lớn do chủ quyền của Việt Nam đều đã rơi hẳn vào tay thực dân Pháp và nền văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng mạnh mẽ vào nước ta. Đặc biệt vào năm 1922 chính vua Khải Định cũng đã có một chuyến du hành sang châu Âu, vì vậy phần lớn các công trình kiến trúc được cải tạo, hoặc xây mới dưới thời vị vua này đều có nhiều yếu tố hiện đại và kỹ thuật xây dựng tân thời xâm nhập vào. Thay cho vật liệu xây dựng truyền thống chủ yếu của địa phương như: gỗ, đá, gạch và vôi vữa… Vua Khải Định rất thích dùng các loại vật liệu kiên cố như: xi măng, sắt thép, mảnh sứ, thủy tinh... Ở lăng tẩm và cung điện của vua lúc bấy giờ, đã sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại như: đèn điện, nước máy, vòi phun nước, cột thu lôi, cửa sắt...

Sau khi vua Khải Định băng hà, vua Bảo Đại đã cho tu sửa lại cung điện, lắp đặt thêm các tiện nghi của phương Tây. Từ đó điện Kiến Trung trở thành nơi ăn ở chung của cả gia đình nhà vua, bao gồm: Vua Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương, Hoàng tử Bảo Long, Hoàng nữ Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và Hoàng tử Bảo Thăng.

Ngày 29/08/1945, điện Kiến Trung chứng kiến một sự kiện lịch sử quan trọng: vua Bảo Đại tiếp xúc đầu tiên với phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị, trao lại quyền điều hành đất nước cho Chính phủ Lâm thời.

Đến năm 1947, điện Kiến Trung bị sụp đổ hoàn toàn, nay chỉ còn lại nền móng. Ngày 16/02/2019, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung. Sau 5 năm khởi công, điện Kiến Trung đã hoàn thành vào đầu năm 2024, trở thành ngôi “biệt điện” nguy nga tráng lệ, đậm nét Á – Âu giao hòa.

 

 

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>