11/12/2024 3:44:32 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
ĐIỆN PHỤNG TIÊN (봉선전, 奉先殿)

디엔풍띠엔(ĐIỆN PHỤNG TIÊN, 奉先殿, 봉선전)

디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên, 奉先殿, 봉선전)은 황타인(Hoàng Thành)의 남서쪽에 위치한 건축물로, 처음에는 황년(Hoàng Nhân, 皇仁, 황인)이라는 이름으로 불렸으며, 자롱 황제(Vua Gia Long, 嘉隆帝, 가륭제) 시기인 1814년에 건축되었습니다. 원래 위치는 황타인(Hoàng Thành)의 동남쪽으로, 자롱(Gia Long) 황제의 왕비였던 트아티엔까오 황후(Thừa Thiên Cao Hoàng hậu, 承天高皇后, 승천고황후)를 모시기 위해 세워졌습니다. 1820년 자롱(Gia Long) 황제가 붕어한 이후, 그도 이곳에 함께 모셨습니다.

1837년, 민망 황제(Vua Minh Mạng, 明命帝, 명명제)는 이 건물을 디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên)으로 개명하고 현재의 위치로 이전하였으며, 더 큰 규모로 재건축하여 자롱(Gia Long) 황제 이후의 응우옌(Nguyễn) 왕조 황제와 황후들을 모시는 사당으로 삼았습니다.

디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên)은 응우옌(Nguyễn) 왕조의 5대 주요 제사 시설 중 하나로, 대사(大祀) 등급에 해당합니다. 응우옌(Nguyễn) 왕조의 황제들은 이 전각에 특별한 관심을 기울였으며, 정기적으로 보수와 관리 작업을 하고 직접 제례를 주관하기도 하였습니다. 이는 응우옌(Nguyễn) 왕조 황제들의 선조에 대한 깊은 효심을 잘 보여줍니다.

테미에우(Thế Miếu, 世廟, 세묘)는 유교 관념에 따라 황제와 황후를 모시는 국가적 성격의 사당으로, 여성의 출입이 금지된 곳이었던 것에 반해 디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên)은 왕실의 가족적 성격의 사당으로, 여성들도 출입하여 향을 피우고 제사를 드릴 수 있는 장소였습니다.

디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên)의 총 면적은 8,776m²이며, 높이 3m의 성벽으로 둘러싸여 있습니다. 내부 건축물은 대칭적으로 배치되어 있으며, 독립된 구역으로 나뉘어 있고, 외부와는 벽으로 구분되며 구역마다 별도의 통로가 마련되어 있습니다.

전각의 남쪽에는 정문이 하나 있으며, 북쪽에는 네 개의 부문이 있습니다. 정문은 땀꽌(Tam quan, 三門, 삼문) 양식으로 설계되었으며, 정문 바로 뒤에는 길이 21.6m, 높이 3.4m의 병풍이 있습니다. 이는 풍수지리에 따라 남쪽에서 들어오는 화기(火氣)와 불길한 기운을 차단하기 위해 설계되었습니다. 병풍 뒤에는 큰 물웅덩이가 있으며, 그 안에는 인공 산을 배치하였습니다.

디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên)은 "겹집(nhà kép)" 형태로 설계되었습니다. 정전은 9칸으로, 전전(前殿)은 11칸으로 구성되어 있으며, 황제와 황후의 위패를 모시는 장소로 사용되었습니다.

1947년 이후, 디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên)은 고도 후에 유적지의 다른 많은 궁전과 함께 완전히 파괴되었습니다.

2017년 9월 29일, 후에 고도 유적 보존센터와 독일 연방공화국 유산보존협회는 디엔풍띠엔(Điện Phụng Tiên)의 삼문, 병풍, 그리고 인공 산을 복원하기 위한 프로젝트 착공식을 공동으로 개최하였습니다.

Điện Phụng Tiên nằm ở phía Tây Nam của Hoàng Thành. Ban đầu có tên gọi là Hoàng Nhân, được xây dựng dưới thời vua Gia Long, năm 1814. Điện nằm ở phía Đông Nam của Hoàng Thành, là nơi thờ bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ vua Gia Long). Năm 1820, khi vua Gia Long mất cũng được thờ tại ngôi điện này. Năm 1837 vua Minh Mạng đã đổi tên điện thành Phụng Tiên, sau đó cho di chuyển đến vị trí hiện nay và tôn tạo với quy mô lớn hơn, là nơi thờ các vua, hoàng hậu triều Nguyễn, từ thời vua Gia Long trở về sau.

Điện Phụng Tiên là 1 trong 5 cơ sở thờ tự quan trọng nhất của triều Nguyễn, được xếp vào bậc đại tự. Các vua nhà Nguyễn dành cho công trình này một sự quan tâm đặc biệt, từ việc chỉnh trang, tu bổ đến việc thân hành đến làm lễ trong các dịp cúng tế. Điều này thể hiện rõ lòng hiếu kính tổ tiên của các vị vua triều Nguyễn. Nếu Thế Miếu là miếu thờ nhà vua và hoàng hậu mang tính quốc gia, nơi mà theo quan niệm của Nho giáo người phụ nữ không được phép vào, thì điện Phụng Tiên là miếu mang tính gia đình hoàng tộc, người phụ nữ  được vào chăm lo hương khói trong ngôi miếu này.

Điện Phụng Tiên có tổng diện tích là 8.776m2, xung quanh được bao bọc bởi bức tường thành cao 3m. Bên trong điện các công trình được xây dựng đăng đối, được phân chia thành những khu vực độc lập, ngăn cách với bên ngoài bởi các bức tường và có lối đi riêng. Điện có 1 cổng chính nằm ở phía Nam và 4 cổng phụ nằm ở phía Bắc. Cửa chính được thiết kế theo kiểu tam quan, ngay phía sau cổng chính là tấm bình phong có chiều dài 21,6m, cao 3,4m. Theo nguyên tắc triết lý phong thủy, công trình này nhằm giúp cản bớt hỏa khí và hỏa phong từ hướng Nam, ngăn cản những luồng khí chẳng lành xâm nhập vào ngôi điện. Sau bình phong là một bể nước lớn, bên trong đặt hòn giả sơn.

Điện Phụng Tiên được xây theo kiểu “nhà kép”. Chính điện có 9 gian, tiền điện 11 gian, là nơi thờ bài vị của vua và hoàng hậu. Từ sau năm 1947 điện Phụng Tiên hoàn toàn sụp đổ cùng với nhiều cung điện khác trong Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Ngày 29 tháng 09 năm 2017, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cùng Hội Bảo tồn Di sản Cộng Hòa Liên Bang Đức đã phối hợp tổ chức lễ khởi công dự án bảo tồn phục hồi 3 hạng mục của điện Phụng Tiên bao gồm cổng tam quan, bình phong và hòn non bộ.

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>