14/12/2024 7:46:56 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
CỬU ĐỈNH (구정, 九鼎)

끄우딘CỬU ĐỈNH, 九鼎, 구정)

끄우딘(Cửu Đỉnh, 九鼎, 구정)은 9개의 청동 솥으로, 1835년에서 1837년 사이에 민망(Minh Mạng) 황제의 명으로 주조되었습니다. 각 솥은 평균 높이 2.3m, 무게는 1.9톤에서 2.6톤에 달하며, 그 규모가 매우 큽니다. 솥의 앞면에는 이름, 제작 연도, 무게가 새겨져 있으며, 각각의 솥은 17개의 이미지가 세 개의 층에 원형으로 배치되어 있습니다. 여기에는 태양, 달, 별 등 자연현상, 산과 강, 바다, 관문, 각종 꽃과 동물, 사물, 무기, 교통수단 등이 포함되어 있습니다. 이는 옛사람들이 가진 우주관과 인생관을 나타내며, 동시에 나라의 풍요, 통일, 번영의 정도를 역사적이고 확실한 증거입니다.

총 162개의 이미지가 끄우딘(Cửu Đỉnh)에 새겨져 있으며, 각각은 독립적인 부조로서, 베트남 청동 예술의 주조와 양각 기술이 결합합 뛰어난 작품들입니다. 이는 19세기 전반 베트남인의 삶을 담은 백과사전이라 할 수 있습니다.

끄우딘(Cửu Đỉnh)의 이름은 다음과 같습니다: 까오딘(Cao Đỉnh, 高鼎, 고정), 년딘(Nhân Đỉnh, 仁鼎, 인정), 쯔엉딘(Chương Đỉnh, 章鼎, 장정), 안딘(Anh Đỉnh, 英鼎, 영정), 응이딘(Nghị Đỉnh, 毅鼎, 의정), 투언딘(Thuần Đỉnh, 純鼎, 순정), 뚜옌딘(Tuyên Đỉnh, 宣鼎, 순정), 주딘(Dụ Đỉnh, 裕鼎, 유정), 후옌딘(Huyền Đỉnh, 玄鼎, 현정). 이 이름은 각 솥이 연결된 응우옌 왕조 황제들의 묘호(廟號)를 나타냅니다.

  • 까오딘(Cao Đỉnh): 자롱(Gia Long) 황제 (테또까오 황제, Thế Tổ Cao Hoàng Đế, 세조 고 황제).
  • 년딘(Nhân Đỉnh): 민망(Minh Mạng) 황제(타인또년 황제, Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, 성조 인 황제).
  • 쯔엉딘(Chương Đỉnh): 티에우찌(Thiệu Trị) 황제(히엔또쯔엉 황제, Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, 헌조 장 황제).
  • 안딘(Anh Đỉnh): 뜨득(Tự Đức) 황제(즉똥아인 황제, Dực Tông Anh Hoàng Đế, 익종 영 황제).
  • 응이딘(Nghị Đỉnh): 끼엔푹(Kiến Phúc) 황제(지안똥응이 황제, Giản Tông Nghị Hoàng Đế, 간종의 황제).
  • 투언딘(Thuần Đỉnh): 동카인(Đồng Khánh) 황제(까인똥투언 황제, Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế, 경종 순 황제).
  • 뚜옌딘(Tuyên Đỉnh): 카이딘(Khải Định) 황제(황똔뚜옌 황제, Hoằng Tôn Tuyên Hoàng Đế, 홍종 선 황제).

주딘(Dụ Đỉnh)과 후옌딘(Huyền Đỉnh)을 묘호로 받은 황제는 아직 없습니다.

  • 까오딘(Cao Đỉnh, 高鼎): 응우옌(Nguyễn) 가문이 시작된 동해(Biển Đông, 東海) 타인호아 (Thanh Hóa, 清化)의 티엔똔산(núi Thiên Tôn), 왕조의 기틀을 다진 지아딘(Gia Định)의 벤응에강(sông Bến Nghé), 남쪽 국경 지역의 농업 및 교통 발전을 상징하는 빈떼 운하(kênh Vĩnh Tế).
  • 년딘(Nhân Đỉnh, 仁鼎): 후에 (Huế, 順化)의 명승지인 흐엉강(sông Hương)과 응우 산(núi Ngự); 농업 발전을 위한 포러이 운하(kênh Phổ Lợi), 태평성대를 상징하는 오동나무(cây ngô đồng).
  • 쯔엉딘(Chương Đỉnh, 章鼎): 수도 지역을 상징하는 낌풍산 (núi Kim Phụng, 金鳳山); 러이농강 (sông Lợi Nông); 꽝빈 (Quảng Bình)의 장강 (sông Gianh); 서해(Biển Tây, 西海).
  • 안딘(Anh Đỉnh, 英鼎): 타인호아(Thanh Hó)의 마강 (sông Mã); 뚜옌꽝 (Tuyên Quang)의 로강 (sông Lô); 하띤(Hà Tĩnh)의 홍링산 (núi Hồng Lĩnh).
  • 응이딘(Nghị Đỉnh, 毅鼎): 꽝빈(Quảng Bình)의 꽝빈 관문(Quảng Bình Quan); 흥옌 (Hưng Yên)의 다오강 (sông đào); 하이퐁(Hải Phòng)과 꽝닌(Quảng Ninh)을 지나는 박당강 (sông Bạch Đằng); 후에(Hu)의 투언안 해안(biển Thuận An).
  • 투언딘(Thuần Đỉnh, 純鼎): 하떠이(Hà Tây, 河西 - 현재 하노이)의 딴비엔산(núi Tản Viên); 꽝찌(Quảng Trị)의 타익한강 (sông Thạch Hãn); 남부 지역의 껀저 해안 (Cần Giờ).
  • 뚜옌딘(Tuyên Đỉnh, 宣鼎): 칸화 (Khánh Hòa,)의 다이라인산(núi Đại Lãnh); 응에안 (Nghệ An,)과 하띤(Hà Tĩnh)을 흐르는 람강(sông Lam); 북부 지역의 홍강(sông Hồng).
  • 주딘(Dụ Đỉnh, 裕鼎): 다낭(Đà Nẵng)의 해안, 꽝 (Quảng Nam)의 빈디엔강(sông Vĩnh Điện), 꽝응아이(Quảng Ngãi)의 베강(sông Vệ,), 후에(Huế)의 하이반 관문 (Hải Vân Quan).
  • 후옌딘(Huyền Đỉnh, 玄鼎): 남부 지역의 띠엔강(sông Tiền)과 허 강(sông Hậu), 중부 지역의 호아인산(Hoành Sơn), 북부 지역의 타오강 (sông Thao).

2012년 7월 17일, 응우옌(Nguyễn) 왕조의 끄우딘(Cửu Đỉnh)은 베트남의 국보로 지정되었습니다. 현재 고도 후에 유적 보존센터는 유네스코 세계기록유산 위원회에 평가를 요청하고 유네스코에 세계기록유산으로 등재될 수 있도록 베트남 문화체육관광부와 국가문화유산위원회에 제안서를 제출하였습니다.

2024년 5월 8일, 몽골 울란바토르에서 열린 제10차 아시아-태평양 지역 세계기록유산 프로그램 회의에서 유네스코는 끄우딘(Cửu Đỉnh)의 부조를 아시아-태평양 지역 세계 기록록유산 목록에 공식적으로 등재하였습니다.

Cửu Đỉnh (là 9 chiếc đỉnh bằng đồng), do vua Minh Mạng cho đúc từ năm 1835 - 1837. Chín đỉnh đồng này có kích thước rất lớn, cao trung bình 2,3m, trọng lượng từ 1,9 tấn đến 2,6 tấn. Mặt trước của thân mỗi đỉnh đều khắc nổi tên gọi, năm đúc, trọng lượng cùng 17 hình ảnh được xếp thành 3 tầng: trên, dưới, giữa chạy tròn quanh thân mỗi đỉnh. Những hình tượng tự nhiên như: mặt trời, mặt trăng, tinh tú…; hình ảnh của núi, sông, cửa biển, cửa quan…; các loài hoa, muông thú, sản vật, vũ khí, phương tiện… Thể hiện vũ trụ quan và nhân sinh quan của người xưa, đồng thời đó là bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của một đất nước thịnh vượng và thống nhất và giàu đẹp. Tất cả 162 hình trên Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, là bách khoa toàn thư về cuộc sống con người Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.

Chín đỉnh có tên gọi lần lượt là: Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh và Huyền Đỉnh. Tên của đỉnh cũng là tên gọi miếu hiệu của từng vị vua nhà Nguyễn ứng với các án thờ trong Thế Miếu. Cao Đỉnh miếu hiệu vua Gia Long (Thế Tổ Cao Hoàng đế), Nhân Đỉnh miếu hiệu vua Minh Mạng (Thánh Tổ Nhân Hoàng đế), Chương Đỉnh miếu hiệu vua Thiệu Trị (Hiến Tổ Chương Hoàng đế), Anh Đỉnh miếu hiệu vua Tự Đức (Dực Tông Anh Hoàng đế), Nghị Đỉnh miếu hiệu vua Kiến Phúc (Giản Tông Nghị Hoàng đế), Thuần Đỉnh miếu hiệu vua Đồng Khánh (Cảnh Tông Thuần Hoàng đế), Tuyên Đỉnh miếu hiệu vua Khải Định (Hoằng Tôn Tuyên Hoàng đế),…; riêng Dụ Đỉnh và Huyền Đỉnh thì chưa có vị vua nào được tấn tôn miếu hiệu này.

- Cao Đỉnh: Hình ảnh của biển Đông; núi Thiên Tôn ở Thanh Hóa, nơi nguồn gốc của dòng họ Nguyễn; sông Bến Nghé ở Gia Định là vùng đất dấy nghiệp; kênh Vĩnh Tế thể hiện sự phát triển nông nghiệp, giao thông biên giới bờ cõi phía Nam…

- Nhân Đỉnh: sông Hương, núi Ngự là thắng cảnh nổi tiếng của Kinh đô; kênh Phổ Lợi phát triển nông nghiệp; hình ảnh cây ngô đồng, tượng trưng cho sự thái bình thịnh trị…

- Chương Đỉnh: hình ảnh của đất kinh đô như núi Kim Phụng; sông Lợi Nông; sông Gianh ở Quảng Bình; biển Tây…

- Anh Đỉnh: hình ảnh sông Mã ở Thanh Hóa, sông Lô ở Tuyên Quang, núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh...

- Nghị Đỉnh: Quảng Bình Quan ở Quảng Bình, sông đào ở Hưng Yên, sông Bạch Đằng chảy qua Hải Phòng - Quảng Ninh, biển Thuận An ở Huế…

- Thuần Đỉnh: núi Tản Viên (núi Ba Vì) ở Hà Tây, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị; Cần Giờ, cửa biển ở miền Nam…

- Tuyên Đỉnh: núi Đại Lãnh ở Khánh Hoà, sông Lam ở Nghệ An và Hà Tĩnh, sông Hồng ở miền Bắc…

- Dụ Đỉnh: cửa biển Đà Nẵng, sông Vĩnh Điện ở Quảng Nam, sông Vệ ở Quảng Ngãi, Hải Vân Quan thuộc Kinh đô …

- Huyền Đỉnh: sông Tiền, sông Hậu ở miền Nam; Hoành Sơn ở miền Trung; sông Thao ở miền Bắc…

Ngày 17/7/2012, Cửu Đỉnh của triều Nguyễn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam. Hiện nay Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để trình lên Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du Lịch và Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia xem xét, từ đó tham mưu để Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Di sản Ký ức của UNESCO đánh giá và vinh danh bộ cổ vật đồ sộ này. 

Ngày 08/5/2024, tại Kỳ họp thứ 10 của Chương trình ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra ở TP Ulan Bator (Mông Cổ), UNESCO chính thức ghi danh Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế của Việt Nam vào danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ảnh: Nguyễn Tấn Anh Phong

Các bài khác
    << < 1 2 3 4 5 > >>