TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
응오몬(cửa Ngọ Môn, 午門, 오문)은 황타인(Hoàng Thành) 남쪽에 위치한 정문으로 어가행렬이나 외교 사절을 접대하는 장소로 활용되었습니다. 예전에는 이 자리에 남쿠옛다이(Nam Khuyết Đài)라는 연못이 있었는데, 자롱(Gia Long) 황제 초기에 지어진 것이었습니다. 그러나 민망(Minh Mạng) 황제 14년(1833년)에 응우옌(Nguyễn) 왕조는 황성 전체의 건축물을 재정비하면서 남쿠옛 다이(Nam Khuyết Đài)를 철거하고 더 크고 웅장한 응오몬(Ngọ Môn)을 건설하였습니다.
남쪽은 동양의 풍수지리 관념에서 자-오(子-午) 방향입니다. 실제로 응오몬(Ngọ Môn)의 방향 및 후에 낀타인 전체의 방향은 “건-손(乾; 서북-巽; 동남)” 방향임에도 불구하고 오향(남향)으로 여겨집니다. 주역에 따르면, 남향은 “以聽天下, 向明而治(이정천하, 향명이치)”라고 합니다. 즉, 왕이 나라를 지혜롭게 다스리고 정의로운 것을 향하는 방향으로 여겨집니다.
200년이라는 세월의 흐름, 혹독한 날씨, 그리고 전쟁의 화염 속에서도 응오몬(Ngọ Môn)은 오늘날까지 견고히 남아 후에 지역의 상징이 되었습니다.
응오몬(Ngọ Môn)의 독특한 건축 양식을 간단히 묘사한 후에 민요가 있습니다.
“응오몬(Ngọ Môn)은 다섯 개의 문과 아홉 층의 누각
황금색 누각 하나, 녹색 누각 여덟 개
세 문은 곧고 두 문은 구부러졌네
헌데 어찌 여인에게 황성(Hoàng Thành)에 대해 묻는가…?
응오몬(Ngọ Môn)의 건축은 하단의 석축과 상단의 누각 두 부분으로 구성됩니다. 비록 석축과 누각의 자재는 다르지만, 두 부분은 조화롭게 설계되어 하나의 통일된 건축물로 완성되었습니다.
- 응오몬의 석축 체계
응오몬(Ngọ Môn)의 석축은 직각 U자형으로 바닥 길이는 57.77m, 옆면의 길이는 27.6m입니다. 응오몬(Ngọ Môn)의 석축은 벽돌과 석조를 쌓고 청동으로 만든 대들보로 지지하고 있으며 높이는 약 5m, U자형 내부를 포함한 전체 면적은 1,560m² 이상입니다.
응오몬(Ngọ Môn) 중앙에는 5개의 출입로가 있으며, 중앙 출입구 상단에는 “午門(Ngọ Môn, 오문)”이라는 두 글자가 새겨진 청동으로 제작된 현판이 있습니다. 중앙 통로는 오직 황제만을 위한 길이었습니다. 중앙 양옆의 따지압몬(Tả Giáp Môn, 左夾門, 좌협문)과 흐우지압 몬(Hữu Giáp Môn, 右夾門, 우협문)은 문관과 무관을 위한 출입구였습니다. 가장 바깥쪽의 따직몬(Tả Dịch Môn, 左役門, 좌익문)과 흐우직몬(Hữu Dịch Môn, 右役門, 우익문)은 왕과 관리들을 호위하는 병사와 코끼리, 말이 사용하는 문입니다.
- 러우응우풍(Lầu Ngũ Phụng, 五鳳樓, 오봉루)
러우응우풍(Lầu Ngũ Phụng)은 응오몬(Ngọ Môn) 석축 위에 세워진 누각입니다. 응오몬(Ngọ Môn) 석축의 U자형 구조 위에 높이 1.13m의 기단을 추가로 쌓아 누각을 만들었습니다. 러우응우풍(Lầu Ngũ Phụng)은 2층으로 설계되었고 모두 철목으로 만들어졌습니다. 철목으로 만든 기둥의 수는 총 100개인데 이는 천하의 백성(百姓)을 상징합니다. 누각 1층의 지붕은 서로 이어져 있으며, 회랑 전체를 덮도록 설계되었고, 2층 지붕은 9개의 독립된 지붕으로 구성되어 부드럽고 우아한 분위기를 자아냅니다.
러우응우풍(Lầu Ngũ Phụng)의 지붕은 황금색 기와(황색 유리 기와)로 덮여 있는데, 이는 황제가 앉아 있는 공간이 보이지 않게 가리는 역할을 합니다. 나머지 8개의 (지방)지붕은 녹색 기와(녹색 유리 기와)로 덮여 있어 행사에 참석한 관료들의 자리를 가리는 역할을 합니다.
응오몬(Ngọ Môn)은 응우옌(Nguyễn) 왕조의 가장 대표적인 건축물입니다. 응오몬(Ngọ Môn)은 단순히 출입구의 기능을 하는 것만이 아니라 의례의 장소로도 사용되었습니다. 응오몬(Ngọ Môn)에서 응우옌(Nguyễn) 왕조는 쭈옌로 의식(lễ Truyền Lô, 새로 임명된 신임 진사들의 명단을 발표하는 의식), 반속 의식(lễ Ban Sóc, 새해 달력을 배포하는 의식), 연례 열병식과 같은 왕실의 중요한 행사들이 진행되었습니다. 특히, 1945년 8월 30일에 바오다이(Bảo Đại) 황제는 응오몬(Ngọ Môn)의 러우응우풍(Lầu Ngũ Phụng)에 올라가서 퇴위 조서를 읽었고 권력의 상징인 인장과 검을 임시 정부 대표자에게 전달하며, 베트남 민주 공화국의 국민이 되었습니다. 이 역사적인 순간에는 21발의 대포가 후에 끼다이(Kỳ Đài)에서 발포되었고, 응우옌(Nguyễn)왕조의 황색 깃발이 내려지고 베트남민주공화국의 빨간 국기가 휘날리기 시작했습니다. 수만 명의 후에 시민들이 지켜보는 가운데 143년의 응우옌(Nguyễn) 왕조가 끝났으며 베트남 역사 속에서 봉건 제도는 막을 내리게 되었습니다.
오늘날 황궁을 방문하면 고도 후에 성곽의 웅장한 모습을 감상할 수 있을 뿐만 아니라, 매일 오전 9시부터 9시 30분까지 응오몬에서 진행되는 교대 의식을 직접 볼 수 있습니다. 이 의식은 고도 후에 유적 보존센터에서 재현하는 전통 의식 중 하나로 문화유산을 보존하고 관광객들이 응우옌(Nguyễn) 왕조 시대의 역사적인 장면을 상상할 수 있게 합니다.
Hướng Nam, theo quan niệm của địa lý phong thủy phương Đông là hướng “Tý - Ngọ”. Trên thực tế hướng của Ngọ Môn cũng như toàn bộ Kinh Thành Huế là hướng “Càn - Tốn” (Tây Bắc - Đông Nam), nhưng vẫn được xem là hướng Ngọ (hướng Nam). Theo Dịch học, hướng Nam là hướng dành cho bậc vua chúa để “nhi thính thiên hạ, hướng minh nhi trị” (tạm dịch: để cai trị thiên hạ, hướng về lẽ sáng để trị vì đất nước).
Trải qua hơn 200 năm với những tác động của thời gian, sự khắc nghiệt của thời tiết và cả khói lửa chiến tranh, nhưng Ngọ Môn vẫn tồn tại và đứng vững cho tới ngày hôm nay để trở thành một biểu tượng của xứ Huế.
Để miêu tả ngắn gọn về kiến trúc của Ngọ Môn, ca dao Huế có câu:
“Ngọ Môn năm cửa chín lầu,
Một lầu vàng tám lầu xanh
Ba cửa thẳng hai cửa quanh
Thân em phận gái, hỏi chốn Kinh thành làm chi…”
Kiến trúc Ngọ Môn chia làm hai phần chính: Hệ thống nền đài ở phía dưới và lầu Ngũ Phụng ở phía trên. Tuy tính chất và vật liệu xây dựng rất khác nhau, nhưng hai thành phần này lại được thiết kế hài hòa với nhau, trở thành một tổng thể thống nhất.
- Hệ thống nền đài
Có bình diện hình chữ U vuông góc, đáy dài 57,77m, cạnh bên dài 27,6m. Nền đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu lực bằng đồng, cao gần 5m, diện tích chiếm đất hơn 1.560 m² (kể cả phần trong lòng chữ U).
Thân đài trổ 5 lối đi, lối ở chính giữa phía trên có biển ngạch gắn 2 hai chữ Hán “Ngọ Môn” gò bằng đồng. Lối giữa là lối chỉ dành cho vua đi, hai bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn dành cho văn, võ quan trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn dành cho đội binh lính và voi ngựa theo hầu.
- Lầu Ngũ Phụng
Lầu Ngũ Phụng là phần lầu đặt ở phía trên nền đài của cổng. Ngoài phần thân đài, lầu còn được tôn cao bởi một hệ thống nền cao 1,15m chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu Ngũ Phụng thiết kế hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim, trong đó có 100 cây cột, với ý nghĩa tượng trưng cho bách tính trăm dân thiên hạ. Mái tầng dưới nối liền nhau, chạy vòng quanh để che cho phần hồi lang. Mái tầng trên chia thành 9 bộ mái, nhẹ nhàng và thanh thoát.
Bộ mái chính giữa của lầu Ngũ Phụng lợp ngói Hoàng lưu ly (ngói vàng) che khu vực nơi dành cho vua ngồi dự lễ, tám bộ mái còn lại lợp ngói Thanh lưu ly (ngói xanh) che khu vực vị trí của các quan đứng hành lễ.
Ngọ Môn là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất dưới thời Nguyễn. Đây không chỉ có chức năng là cổng ra vào, mà còn được xem như một lễ đài. Nơi đây đã được triều đình nhà Nguyễn tổ chức các buổi lễ quan trọng như: lễ Ban Sóc (ban lịch mới), lễ Truyền Lô (đọc tên Tiến sĩ tân khoa), lễ Duyệt binh, v.v. Đặc biệt vào ngày 30/08/1945, hoàng đế Bảo Đại đã lên lầu Ngũ Phụng cửa Ngọ Môn để đọc Chiếu Thoái vị và trao ấn kiếm cho Chính phủ lâm thời Việt Nam, trở thành công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trong thời khắc chuyển giao lịch sử đó, 21 quả đại bác vang dội trên Kỳ Đài Huế, lá cờ vàng của Nam Triều được kéo xuống để lá cờ đỏ sao vàng tung bay dưới sự chứng kiến của hàng vạn người dân Huế, chấm dứt 143 năm tồn tại của triều Nguyễn, khép lại chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Ngày nay khi đến thăm Hoàng Cung, ngoài việc được chiêm ngưỡng vẻ đồ sộ của thành trì Cố đô, còn được chứng kiến nghi lễ Đổi gác (vào lúc 9h đến 9h30 sáng hàng ngày) tại cổng Ngọ Môn, đây là một trong những nghi thức xưa được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức tái hiện dưới hình thức cảnh tượng hóa nhằm làm sống lại không gian của di sản, đồng thời giúp du khách hình dung về một nghi thức xưa trong nhiều hoạt động của triều Nguyễn.