TRÀ CUNG ĐÌNH: Trà Thảo mộc dưỡng sinh là dạng Phương trà bao gồm một hay nhiều loại thảo dược bào chế và sử dụng giống như trà uống hàng ngày.
Dịch vụ thuyết minh tự động (Audio guide) là ứng dụng công nghệ điện tử hỗ trợ tự động hóa việc thuyết minh cho khách tham quan, nhất là khách lẻ quốc tế và khách sử dụng ngôn ngữ hiếm.
Những hình ảnh của kinh thành thời Nguyễn được hiện ra đầy đủ, rõ nét sinh động cùng với những hoạt động, nghi thức hàng ngày trong hoàng cung hàng trăm năm trước.
Bên trong Hoàng cung Huế có tổ chức chụp ảnh lưu niệm cho du khách tham quan dưới trang phục thái thượng hoàng, vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và cung phi.
Để tạo điều kiện cho du khách có cơ hội tham quan khu vực xung quanh Đại Nội và tất cả các điểm du lịch bên trong Đại Nội mà không mất nhiều thời gian.
Du khách có thể liên hệ trực tiếp để đăng ký chương trình tham quan có hướng dẫn đi cùng, du khách có thể liên hệ hướng dẫn ngay tại các điểm di tích.
냐냑(Nhã nhạc, 雅樂, 아악)은 궁중 음악과 관련된 용어로, 대악(Đại nhạc, 大樂)과 소악(Tiểu nhạc, 小樂 )을 포함하며, 중국, 일본, 조선, 베트남의 동아시아 문화권 4개국에서 수 세기 전부터 존재했던 전통 음악입니다. 냐냑(Nhã nhạc)은 예(禮)와 음악(樂)이 결합된 산물로, 응우옌(Nguyễn) 시기에 국가의 공식 음악으로 사용되었습니다. 이는 제교(Tế Giao, 祭郊), 제례(Tế Miếu, 祭廟)와 같은 의식이나, 조정의 중요한 행사에서 연주되었습니다. 이후에는 왕족과 황실, 조정의 오락적인 용도로도 사용되어 궁중 음악으로 통칭하였습니다.
베트남에서 궁중 음악은 리 왕조(Nhà Lý, 李朝, 이조, 1010-1225) 시기부터 존재하였으며, 쩐 왕조(Nhà Trần, 陳朝, 진조, 1225-1400) 시기에 이르러 그 형태와 체계가 더욱 다양하고 풍부해졌습니다. 그러나 호 왕조(Nhà Hồ, 胡朝, 1400-1407) 시기에 이르러 처음으로 "냐냑(Nhã nhạc)"이라는 용어가 베트남 역사서에 등장하게 되었습니다. 특히 초기 레 왕조(Nhà Lê, 黎朝, 려조) 시기에는 아악이 궁중의 엄격한 음악 조직과 함께 규범화된 제도로 자리 잡았습니다.
19세기 초, 통일된 베트남의 수도로 후에(Huế)가 선정되었을 때, 응우옌(Nguyễn) 왕조는 궁중 음악을 내용과 형식, 연주 방식 및 연주 기술 면에서 정교하고 완벽하게 발전시켜 정점에 이르게 했습니다. 냐냑(Nhã nhạc)은 고도의 학문적, 철학적 깊이를 지니고 가장 중요한 의식들과 밀접하게 연관되어 있어 국가의 공식 음악, 즉 국악으로 여겨졌습니다.
1945년 응우옌(Nguyễn) 왕조가 종말을 맞이하면서, 역사적 변화 속에서 궁중 음악은 점차 쇠퇴하였고, 전승이 단절될 위험에 처했습니다. 그러던 중 20세기 말에 이르러 냐냑(Nhã nhạc)은 점진적으로 복원되기 시작했고, 2003년 11월 "인류의 무형 및 구전 문화유산 걸작"으로 등재되면서 국제 무대에서 새로운 지위를 확보하게 되었습니다.
- 냑꿍딘(Nhạc cung đình, 宮廷音樂, 궁정음악)
냑꿍딘(Nhạc cung đình, 宮廷音樂): 궁중 음악은 다양한 장르로 구성되어 있습니다:
교악 (Giao nhạc, 郊樂): 제교 (Tế Giao, 祭郊) 의식에서 사용
묘악 (Miếu nhạc, 廟樂): 제묘 (Tế Miếu, 祭廟) 의식에서 사용
오자악 (Ngũ tự nhạc, 五祀樂): 제신농(Tế Thần Nông, 祭神農), 제성황 (Thành Hoàng, 城隍), 제사직(Xã Tắc, 社稷) 의식에서 사용
대조악 (Đại triều nhạc, 大朝樂): 국가의 주요 행사에서 사용
상조악 (Thường triều nhạc, 常朝樂): 정기 조회 의식에서 사용
연악 (Yến nhạc, 宴樂): 궁중의 대규모 연회에서 사용
궁중악 (Cung trung nhạc, 宮中樂): 내궁에서 사용
- 뚜옹꿍딘(Tuồng cung đình, 宮廷劇, 궁정극)
푸쑤언(Phú Xuân, 富春, 부춘)의 전설적인 땅에서 뚜옹(Tuồng)은 비교적 이른 시기에 등장했으며, 응우옌 푹 응우옌 (Nguyễn Phúc Nguyên)과 레 왕조(Nhà Lê)에서 냉대받았던 학자 다오주이뜨(Đào Duy Từ)를 만남으로써 진정으로 번성하게 되었습니다. 다오주이뜨(Đào Duy Từ)는 "가무는 천한 것"이라는 이유로 냉대를 받았으나, 그의 기여로 뚜옹(Tuồng)은 응우옌(Nguyễn) 왕조 시기에 절정에 이르렀습니다.
민망(Minh Mạng) 황제는 뚜옹(Tuồng) 예술을 전담하는 타인빈트(Thanh Bình Thự, 清平署, 청평서)를 설립하고, 배우들에게 관직과 급여를 부여했으며, 어린아이들을 청병서에 모집하여 어린 시절부터 재능을 육성했습니다
뜨득(Tự Đức) 황제는 반히에우트(Ban Hiệu Thư, 班校書, 반교서)를 설립하여 민간의 뚜옹 뚜옹(Tuồng) 대본을 수집하고 이를 정리해 뚜옹(Tuồng)을 학술적으로 발전시켰습니다.
전해지는 바에 따르면, 동카인 황제(Vua Đồng Khánh, 同慶帝, 동경제)는 뚜옹(Tuồng)을 너무 사랑한 나머지 자신이 좋아하는 뚜옹(Tuồng) 대본의 등장인물 이름을 궁녀들에게 붙였다고 합니다. 또한 카이딘(Khải Định) 황제는 뚜옹(Tuồng) 에 대한 열정으로 꿍안딘(Cung An Định, 安定宮, 안딘궁)에 뚜옹(Tuồng) 공연을 위한 극장을 지었습니다.
- 뚜옹꿍딘(Tuồng cung đình, 宮廷劇, 궁정극)은 당시 유교 이념과 밀접하게 연관되어 왕에 대한 충심, 애국정신, 충효, 절의 등을 고양하는 데 중요한 역할을 했습니다.
특히 다음의 두 편이 유명한 뚜옹(Tuồng)입니다.
- 무아꿍딘(Múa cung đình, 宮廷舞, 궁정무)
궁중 무용은 민간의 전통춤에서 기원하여 엄격하고 장엄한 예술적 규범에 따라 선별되고 발전되었습니다. 궁중 무용은 춤 동작, 대형 이동, 그리고 조형적 표현의 조화로운 결합이 특징이며, 이는 궁중 무용만의 독특한 매력을 만들어냅니다. 대표적인 춤으로 “룩꿍화당(Lục cúng hoa đăng, 六供花燈, 육공화등)”, “찐뜨엉떱카인(Trình tường tập khánh, 呈祥集磬, 정상집경)”, “떰띤쭉토(Tam tinh chúc thọ, 三星祝壽, 삼성축수)”와 같은 춤이 있습니다.
이 춤들은 주로 흥국기념일(Hưng Quốc khánh niệm-건국기념일), 뗏응우옌단(Tết Nguyên Đán, 節元旦, 절원단-음력 새해), 타인토(Thánh Thọ, 聖壽, 성수-황태후 생일), 반토(Vạn Thọ, 萬壽, 만수-황제 생일), 티엔쑤언(Thiên Xuân, 天春, 천춘-황태자 생일), 또는 황자와 공주의 혼례 및 외국 사절단 접대와 같은 행사에서 공연되었습니다.
Nhã nhạc là một thuật ngữ liên quan đến âm nhạc cung đình (gồm Đại nhạc và Tiểu nhạc), từng có mặt tại 4 nước đồng văn Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. Nhã nhạc là sản phẩm kết hợp giữa lễ và nhạc, là nhạc chính thống của triều Nguyễn được dùng trong những dịp lễ Tế Giao, Tế Miếu và trong các dịp triều hội. Về sau nó còn bao gồm các lọai hình âm nhạc mang tính giải trí cho các bậc vua chúa, hoàng gia và triều đình, cho nên được gọi chung là Âm nhạc cung đình.
Ở Việt Nam, Âm nhạc cung đình đã có từ thời nhà Lý (1010 - 1225), qua đến đời Trần (1225 - 1400) Âm nhạc cung đình đã trở nên khá phong phú về loại hình và hệ thống bài bản. Tuy nhiên đến thời nhà Hồ (1400 - 1407) thuật ngữ Nhã nhạc mới được sử dụng lần đầu tiên trong sử sách của nước ta, đặc biệt đầu thời nhà Lê thì Nhã nhạc mới trở thành một điển chế với những tổ chức dàn nhạc chặt chẽ của cung đình.
Đầu thế kỷ XIX, khi Huế được chọn làm Kinh đô của nước Việt Nam thống nhất và rộng lớn, triều Nguyễn đã phát triển nền Âm nhạc cung đình lên đến đỉnh cao, phát triển hoàn thiện về nội dung lẫn bài bản, hình thức biểu diễn cũng như kỹ thuật diễn tấu. Nhã nhạc mang tính bác học, tính triết lý sâu sắc và gắn kết với các nghi lễ quan trọng bậc nhất nên đã được xem là quốc nhạc. Khi triều Nguyễn kết thúc vào năm 1945, cùng những biến động của lịch sử, Âm nhạc cung đình cũng mai một dần theo thời gian và có nguy cơ thất truyền. Mãi cho đến những năm cuối thế kỷ XX, Nhã nhạc dần dần được phục hồi và đạt được một vị thế mới trên trường quốc tế khi trở thành “Kiệt tác di sản văn hoá phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại” vào tháng 11/2003.
Nhạc cung đình bao gồm nhiều thể loại: Giao nhạc (dùng trong lễ Tế Giao, Miếu nhạc (dùng trong các lễ Tế Miếu), Ngũ tự nhạc (dùng trong các cuộc lễ Tế Thần Nông, Thành Hoàng, Xã Tắc), Đại triều nhạc (dùng trong những dịp lễ lớn), Thường triều nhạc (dùng trong các lễ thường triều), Yến nhạc (dùng trong các cuộc yến tiệc lớn trong cung đình), Cung trung nhạc (phục vụ trong nội cung).
Trên mảnh đất Phú Xuân huyền thoại, tuồng đã xuất hiện khá sớm và thực sự thăng hoa khi vị chân chúa Nguyễn Phúc Nguyên gặp được danh sĩ Đào Duy Từ, người đã bị triều Lê bạc đãi vì xuất thân trong một gia đình “xướng ca vô loại”. Từ cơ sở đó, về sau, tuồng tiếp tục phát triển đến đỉnh cao dưới thời các vua triều Nguyễn. Vua Minh Mạng đã cho lập Thanh Bình Thự chuyên trách nghệ thuật tuồng, ban phẩm trật quan chức và lương bổng cho nghệ sĩ tuồng, đồng thời tuyển dụng lớp Đồng Ấu vào Thanh Bình Thự để đào tạo tài năng từ thuở nhỏ. Vua Tự Đức đã cho lập Ban Hiệu Thư để tập hợp những kịch bản tuồng trong dân gian, chỉnh lý lại thành tuồng bác học. Tương truyền vua Đồng Khánh mê tuồng đến nỗi đã dùng tên các nhân vật trong vở tuồng ông yêu thích để đặt tên cho các cung nữ của mình. Hay vua Khải Định vì đam mê tuồng và đã cho xây hẳn một nhà hát để diễn tuồng tại cung An Định.
Tuồng cung đình trở thành một công cụ có ý nghĩa để đề cao tinh thần tôn quân, ái quốc, trung hiếu, tiết nghĩa… thời bấy giờ, gắn chặt với ý thức hệ Nho giáo. Đặc biệt có 2 pho tuồng nổi tiếng: “Vạn bửu trình tường” gồm 108 hồi, mỗi hỗi diễn một đêm, lấy tên các vị thuốc Đông y đặt tên và tính cách cho các nhân vật; pho tuồng “Quần phương hiến thụy” gồm có 80 hồi, lấy tên các loại hoa để đặt tên cho nhân vật.
Múa cung đình bắt nguồn từ các điệu múa truyền thống trong dân gian được chọn lọc và nâng cao theo những quy phạm nghệ thuật chặt chẽ, trang nghiêm. Trong múa cung đình, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các động tác múa, sự di chuyển đội hình các tuyến cộng với việc tạo hình tượng theo hình khối làm nên nét đặc trưng riêng, điển hình là điệu múa “Lục cúng hoa đăng”, “Trình tường tập khánh”, “Tam tinh chúc thọ”. Những điệu múa này thường được biểu diễn trong các ngày lễ Hưng Quốc khánh niệm, Tết Nguyên Đán, lễ Thánh Thọ (sinh nhật Hoàng thái hậu), lễ Vạn Thọ (sinh nhật Vua), lễ Thiên Xuân (sinh nhật Hoàng tử), hay lễ kết hôn của Hoàng tử, Công chúa, hoặc trong các dịp tiếp đãi sứ thần…